Để xây dựng Bộ đội biên phòng vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia;
Để xây dựng Bộ đội biên phòng vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia;
Theo khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động và NLĐ có thể thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến thử việc, quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời gian thử việc thông qua 02 hình thức sau đây:
- Thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động;
Lưu ý: Không áp dụng thử việc đối với NLĐ giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
2. Nội dung của hợp đồng thử việc (Căn cứ khoản 1 Điều 21, khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019)
Nội dung của hợp đồng thử việc bao gồm:
Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định về hủy bỏ thỏa thuận thử việc như sau: Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Căn cứ điều 26 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương của NLĐ trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho NLĐ.
- Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
- Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc bộ Việt Nam, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang; phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.886,28 km2, xếp thứ 8 so với 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc về quy mô đất đai.
Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính, gồm các huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình; thành phố Yên Bái; thị xã Nghĩa Lộ, với 180 xã, phường, thị trấn.
Với vị trí địa lý là cửa ngõ miền Tây Bắc, nằm trên trung điểm của một trong những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, có hệ thống giao thông tương đối đa dạng đã tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để Yên Bái tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa xã hội…không chỉ với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước mà còn cả trong giao lưu kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các tỉnh phía Tây Nam của Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN.
Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây Bắc – Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn – Pú Luông nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 22 - 230C; (cao nhất từ 37-390C, thấp nhất từ 2-40C); tổng nhiệt độ trong năm từ 7.500- 8.0000 C lượng mưa trung bình 1.500 – 2.200 mm/năm; độ ẩm trung bình 83 – 87%, thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp. Dựa trên yếu tố địa hình khí hậu, có thể chia Yên Bái thành 5 tiểu vùng khí hậu. Tiểu vùng Mù Cang Chải với độ cao trung bình 900 m, nhiệt độ trung bình 18 – 200C, có khi xuống dưới 00C về mùa đông, thích hợp phát triển các loại động, thực vật vùng ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn – nam Văn Chấn, độ cao trung bình 800 m, nhiệt độ trung bình 18 – 200C, phía Bắc là tiểu vùng mưa nhiều, phía Nam là vùng mưa ít nhất tỉnh, thích hợp phát triển các loại động, thực vật á nhiệt đới, ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn – Tú Lệ, độ cao trung bình 200 – 400 m, nhiệt độ trung bình 21 – 320C, thích hợp phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, chè vùng thấp, vùng cao, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Tiểu vùng nam Trấn Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái, Ba Khe, độ cao trung bình 70 m, nhiệt độ trung bình 23 – 240C, là vùng mưa phùn nhiều nhất tỉnh, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả. Tiểu vùng Lục Yên – Yên Bình độ cao trung bình dưới 300 m, nhiệt độ trung bình 20 – 230C, là vùng có mặt nước nhiều nhất tỉnh, có hồ Thác Bà rộng 19.050 ha, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, có tiềm năng du lịch.
Yên Bái có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.886,28 km2. Trong đó diện tích nhóm đất nông nghiệp là 5.850,9 km2, chiếm 84,96% diện tích đất tự nhiên, diện tích nhóm đất phi nông nghiệp 537,11 km2 chiếm 7,80%, diện tích đất chưa sử dụng là 498,28 km2 chiếm 7,24%. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt khoảng trên 62%, đứng thứ 2 trong cả nước.
Tỉnh Yên Bái có nhiều loại đất thích hợp cho trồng lúa nước, cây mầu, cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng phòng hộ và trồng rừng kinh tế... tập trung vào các loại đất điển hình sau: Đất phù sa, chiếm 1,33% diện tích tự nhiên của tỉnh; đất xám, chiếm 82,57%; đất đỏ, chiếm 1,76%; đất mùn alít, chiếm 8,1%.
Yên Bái là tỉnh có thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ lâm nghiệp với diện tích rừng tự nhiên có 231.563,7 ha, diện tích rừng trồng 174.667,1 ha, sản lượng có thể khai thác đạt gần 200.000 m3 gỗ các loại như keo, bồ đề, bạch đàn… và trên 120.000 tấn tre, vầu, nứa.
Tổng diện tích cây chè của toàn tỉnh là 11.450 ha, sản lượng chè búp tươi đạt khoảng 90.812 tấn với vùng chè tập trung ở các huyện Văn Chấn 4.170 ha, Trấn Yên 1.954 ha, Yên Bình 1.925 ha. Yên Bái có diện tích quế lớn nhất nước và chất lượng quế thuộc vào loại tốt nhất, với diện tích 30.000 ha, trồng tập trung ở các huyện Văn Yên (16.000 ha), huyện Trấn Yên (6.600 ha), huyện Văn Chấn (5.000 ha). Sản lượng hàng năm thu hoạch từ 2.000 - 3.000 tấn vỏ quế khô/năm. Diện tích sắn tại tỉnh hiện có khoảng trên 15.000 ha, sản lượng đạt gần 300.000 tấn/năm, tập trung tại các huyện Văn Yên (trên 6.400 ha), Yên Bình (trên 3.300 ha).
Với trên 2.000 ha đồng cỏ và có thể tận dụng cỏ dưới tán rừng, vườn rừng là lợi thế lớn trong phát triển chăn nuôi các loại trâu, bò, dê... và các loại gia cầm.
Yên Bái có 3 hệ thống sông suối lớn: sông Hồng, sông Chảy và suối Nậm Kim với tổng chiều dài 320 km có diện tích lưu vực trên 3.400 km2. Hệ thống chi lưu phân bố tương đối đồng đều trên toàn tỉnh. Do đặc điểm sông, suối đều bắt nguồn từ núi cao, có độ dốc lớn nên dồi dào về tiềm năng thuỷ điện và cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Sông Hồng chảy qua địa phận Yên Bái dài 100 km, với 48 ngòi suối phụ lưu (trong đó có 4 ngòi lớn: Ngòi Thia, Ngòi Hút, Ngòi Lâu và Ngòi Lao), diện tích lưu vực 2.700 km2. Sông Chảy chảy qua địa phận Yên Bái dài 95 km, với 32 chi lưu, diện tích lưu vực 2.200 km2. Do có độ dốc lớn nên phần hạ lưu đã xây dựng Nhà máy thuỷ điện Thác Bà là nhà máy thuỷ điện đầu tiên của Việt Nam. Suối Nậm Kim có tổng diện tích lưu vực 600 km2 là chi nhánh hệ thống sông Đà, có độ dốc lớn nên có khả năng phát triển thuỷ điện.
Hệ thống ao hồ với diện tích 20.913 ha, trong đó hồ Thác Bà có diện tích trên 19.000 ha là tiềm năng để phát triển các ngành du lịch và nuôi trồng thuỷ sản.
Rừng và đất rừng là tài nguyên và tiềm năng của tỉnh. Với hệ thống thực vật rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều loại, nhiều họ khác nnhau, có đủ các lâm sản quý hiếm; các cây dược liệu quý, các cây lâm sản khác như tre, nứa, vầu. Theo số liệu thống kê đất đai đến năm 2015, diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh có 466.858,69 ha, chiếm 68,78% diện tích tự nhiên, trong đó:
- Đất rừng sản xuất có 291.732,03 ha, chiếm 42,36% diện tích tự nhiên;tập trung ở vùng sản xuất nguyên liệu giấy (gồm các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Lục Yên, vùng thấp Văn Yên, vùng ngoài Văn Chấn) và vùng trồng cây đặc sản quế (gồm các huyện Văn Yên, Trấn Yên và phân bố rải rác ở các huyện khác: Văn Chấn, thị xã Yên Bái, Yên Bình, Lục Yên).
- Đất rừng phòng hộ có 138.949,34 ha, chiếm 20,17% diện tích tự nhiên; phân bố chủ yếu ở 3 khu vực: khu vực rừng phòng hộ sông Đà (gồm các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu và một phần Văn Chấn), khu vực rừng phòng hộ sông Hồng (gồm các huyện Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn và thành phố Yên Bái) và khu vực rừng phòng hộ sông Chảy (gồm các huyện Yên Bình, Lục Yên).
- Đất rừng đặc dụng có 36.147,32 ha, chiếm 5,25% diện tích tự nhiên phân bố tại huyện Mù Cang Chải và huyện Văn Yên.
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Yên Bái tương đối đa dạng, phong phú về chủng loại với 257 mỏ và điểm mỏ thuộc các nhóm năng lượng, vật liệu xây dựng, khoáng chất công nghiệp, kim loại và nước khoáng … Tỉnh Yên Bái có trữ lượng đá vôi trắng trên 2,4 tỷ m3; kim loại có quặng sắt trữ lượng khoảng 200 triệu tấn, quặng grafit, quặng chì kẽm, quặng vàng gốc, thạch anh … Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng với trữ lượng vật liệu xây dựng thông thường trên 450 triệu tấn; trữ lượng Kaolin, Felspat trên 15 triệu tấn.
Yên Bái nằm ở vùng Tây Bắc của tổ quốc tiếp giáp với Đông Bắc. Phía đông bắc giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía đông nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây nam giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 688.627,64 ha. Năm 2015, tổng dân số toàn tỉnh là 792.710 người. Mật độ dân số bình là 114 người/km2.
Yên Bái bao gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (157 xã và 23 phường, thị trấn) trong đó có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước…
Các phường: Yên Thịnh, Đồng Tâm, Minh Tân, Nguyễn Phúc, Nguyễn Thái Học, Hồng Hà, Yên Ninh, Nam Cường, Hợp Minh.
Các xã: Minh Bảo, Tân Thịnh, Tuy Lộc, Văn Phú, Văn Tiến, Giới Phiên, Phúc Lộc và Âu Lâu.
Các phường: Trung Tâm, Tân An, Cầu Thia và Pú Trạng.
Thị trấn Yên Thế, các xã: Tân Phượng, Lâm Thượng, Khánh Thiện, Minh Chuẩn, Khai Trung, Mai Sơn, An Lạc, Tô Mậu, Khánh Hòa, Động Quan, Trúc Lâu, Phúc Lợi, Trung Tâm, An Phú, Phan Thanh, Minh Tiến. Tân Lập, Liễu Đô, Vĩnh Lạc, Mường Lai, Xuân Minh, Yên Thắng, Tân Lĩnh
Thị trấn Mù Cang Chải, các xã: Kim Nọi, Hồ Bốn, Chế Tạo, Khao Mang, Dế Su Phình, Chế Cu Nha, Cao Phạ, Púng Luông, Nậm Khắt, Mồ Dề, Nậm Có, La Pán Tẩn và Lao Chải.
Thị trấn Trạm Tấu và các xã: Bản Mù, Bản Công, Xà Hồ, Hát Lừu, Trạm Tấu, Pá Hu, Làng Nhì, Tà Si Láng, Phình Hồ, Pá Lau và Túc Đán
Thị trấn Cổ Phúc và các xã Vân Hội, Tân Đồng, Hưng Khánh, Đào Thịnh, Xã Hồng Ca, Việt Cường, Lương Thịnh, Hòa Cuông, Báo Đáp, Cường Thịnh, Minh Quán, Nga Quán, Quy Mông, Kiên Thành, Y Can, Minh Tiến, Việt Thành, Bảo Hưng, Việt Hồng, Minh Quân, Hưng Thịnh.
Thị trấn Sơn Thịnh, Nông Trường Liên Sơn, Nông Trường Nghĩa Lộ, Nông Trường Trần Phú và các xã: Suối Bu, Suối Giàng, Suối Quyền, Đồng Khê, Tân Thịnh, Chấn Thịnh, Thượng Bằng La, Minh An, Nghĩa Tâm, Bình Thuận, Đại Lịch, Phù Nham,Thanh Lương, Thạch Lương, Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Nghĩa Sơn, Sơn Lương, Nậm Lành, An Lương, Nậm Mười, Sùng Đô, Gia Hội, Nậm Búng, Tú Lệ, Cát Thịnh, Sơn A
Thị trấn Mậu A và các xã Lang Thíp, Châu Quế Thượng, Châu Quế Hạ, Lâm Giang, An Bình, Quang Minh, Đông An, Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng, Xuân Tầm, Tân Hợp, Đông Cuông, Mậu Đông, Ngòi A, Yên Thái, Yên Hưng, Yên Hợp, Xuân Ái, Hoàng Thắng, Viễn Sơn, Mỏ Vàng, Nà Hẩu, Đại Sơn, Đại Phác, Yên Phú.
Thị trấn Yên Bình, Thác Bà và các xã Phú Thịnh, Văn Lãng, Tích Cốc, Cảm Ân, Phúc Ninh, Bảo Ái, Mỹ Gia, Tân Nguyên, Yên Thành, Xuân Long, Phúc An, Cẩm Nhân, Vũ Linh, Ngọc Chấn, Yên Bình, Xuân Lai, Vĩnh Kiên, Bạch Hà, Hán Đà, Mông Sơn, Thịnh Hưng, Tân Hương, Đại Đồng, Đại Minh.
1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Yên Bái có lợi thế để phát triển ngành nông – lâm sản gắn với vùng nguyên liệu: trồng rừng và chế biến giấy, bột giấy, ván nhân tạo; trồng và chế biến quế, chè, cà phê; trồng và chế biến sắn, hoa quả; nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Với nguồn khoáng sản phong phú, tỉnh có điều kiện thuận lợi trong việc khai thác và chế biến khoáng sản như: đá quý, cao lanh, fenspat, bột cácbonnát canxi, sắt…và sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch, sứ kỹ thuật, sứ dân dụng, đá xẻ ốp lát, đá mỹ thuật và các loại vật liệu xây dựng khác.
Yên Bái không chỉ nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc Việt Nam, trên trục hành lang kinh tế trọng điểm Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Yên Bái còn là địa phương giữ vị trí trung tâm kết nối giao thông của các tỉnh miền núi phía Bắc. Yên Bái có khí hậu nhiệt đới ôn hòa; tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng; môi trường sinh thái trong lành, cảnh quan thiên nhiên trùng điệp, sơn thủy hữu tình. Bên cạnh đó, Yên Bái còn có nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao; con người Yên Bái cần cù, chịu khó và mến khách. Đặc biệt, tỉnh Yên Bái có nhiều nét văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc…đã tạo nên hình ảnh một Yên Bái giàu tiềm năng, thế mạnh, miền đất mới hứa hẹn nhiều cơ hội cho các hoạt động đầu tư phát triển.
Tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng, đã tạo điều kiện cho Yên Bái rút ngắn khoảng cách tới các vùng kinh tế trọng điểm như Thủ đô Hà Nội xuống còn dưới 120 km; cửa khẩu Lào Cai xuống còn dưới 130 km; cảng Hải Phòng xuống còn dưới 190 km, đồng thời giúp cho việc giao lưu hàng hóa từ Yên Bái đến các vùng kinh tế phụ cận như Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn Tây, Hòa Bình… trở nên thuận tiện. Những yếu tố trên đã tạo điều kiện cho Yên Bái mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế.
Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, chính sách thu hút đầu tư cởi mở, hấp dẫn…, là điều kiện quan trọng để Yên Bái chào đón các nhà đầu tư đến với Yên Bái để cùng hợp tác và cùng phát triển.
Yên Bái là một tỉnh miền núi, có phong cảnh thiên nhiên đa dạng, môi trường sinh thái trong lành với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng là tiềm năng cho việc đầu tư xây dựng các điểm du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học.
Khu du lịch danh thắng hồ Thác Bà có diện tích trên 19.000 ha, với trên 1.300 hòn đảo lớn, nhỏ được bao bọc bởi dãy núi hùng vĩ và nhiều hang động kỳ thú như: động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, hang Bạch Xà, núi Cao Biền, núi Chàng Rể và được gọi là “Vịnh Hạ Long trên núi”. Nơi đây có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch sinh thái với quy mô lớn.
Khu vực miền tây (huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ) có cánh đồng Mường Lò - vựa lúa lớn thứ hai vùng Tây Bắc. Các danh lam thắng cảnh và điểm du lịch độc đáo như Suối Giàng nằm trên độ cao gần 1.400m - nơi có chè San Tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi, suối nước nóng Bản Bon - nguồn nước nóng thiên nhiên với độ nóng 35c - 45c; Vùng ruộng bậc thang Mù Cang Chải với 2.300 ha đã được xếp trong danh mục khu di tích - danh thắng cấp Quốc gia và được báo chí Mỹ ca ngợi là có vẻ đẹp ngoạn mục, tinh tế nhất trên thế giới; khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu huyện Văn Yên; hồ Đầm Vân Hội thuộc huyện Trấn Yên; khu bảo tồn loài và sinh cảnh xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải... rất thích hợp với việc phát triển các khu nghỉ sinh thái, hệ thống các nhà nghỉ đơn lập kiến trúc vùng cao, các khu sinh cảnh...
Bên cạnh đó, Yên Bái còn có nhiều di tích văn hóa, lịch sử lâu đời phục vụ cho du lịch văn hóa - tâm linh, như Đền Đông Cuông, Đền Nhược Sơn, Khu chùa - Đền Hắc Y - Đại Cại, Đền Thác Bà, Động Hương Thảo, Chùa Ngọc Am... cùng với văn hóa ẩm thực của các dân tộc và kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú như múa xòe, múa khèn, hát giao duyên... là yếu tố thu hút khách du lịch trong nước ngoài nước.
Nói đến sự tiếp xúc giữa phương Đông và phương Tây; người ta thường nói đến sự đụng độ giữa các nền văn minh, hoặc dẫn ra câu nói của nhà văn Anh R.Kipling - người được giải Noben văn học năm 1907: “Phương Đông là phương Đông, phương Tây là phương Tây và hai bên sẽ chẳng bao giờ gặp nhau”. Thật ra xuất xứ của câu nói trên là câu đầu của khổ thơ trong bài thơ Khúc ca Đông - Tây được sáng tác năm 1889.
Câu thơ trên chỉ là ước lệ. Vấn đề lớn mà muốn nói là sự gặp gỡ, thân thiện giữa các nền văn hóa, ảnh hưởng và bổ sung cho nhau. Lại nữa, nêu học tập, tiếp nhận của Người thì cũng có sự chọn lọc các giá trị phù hợp với truyền thống, tình cảm, tính cách của Ta, không sao chép, không đánh mất bản sắc, cốt cách của mình. Nghĩ như vậy, chí ít là trong lĩnh vực văn hóa, chúng ta đã đến sát biên giới của toàn cầu hóa.
Nói khác nhau không có nghĩa là tuyệt đối hóa, cực đoan hóa, thậm chí không bao giờ gặp nhau hoặc chống lại nhau. Trái lại, trong quá trình phát triển lịch sử văn hóa cả hai bán câu đều nhìn thấy nhau, bởi có cái này có cái kia, học tập lẫn nhau. Ví dụ: lâu nay chúng ta vẫn nghĩ phương Đông cái gì cũng phải học tập phương Tây, một phần là do “phương thức sản xuất châu Á”, phần còn lại là những nên văn minh, Án Độ, Trung Hoa... nhưng không đáng kể vì ít phát huy tác dụng, vì thiếu những phát minh tầm quốc tế. Trên thực tế khoa học kỹ thuật phương Tây mới phát triển kỷ XVIII, còn ở Trung Quốc và Án Độ toán học đã đạt tới trình phát triển cao như hệ thập phân, việc đánh số thứ tự, sử dụng không số, các cách giải phương trình đại số được sử dụng nhiều thập kỷ trước khi du nhập vào phương Tây. Theo nhà nghiên cứu lịch sử Joseph Needham (1990-1995) trong công trình đồ sộ: Khoa học và văn minh Trung Hoa, các ngành khoa học Trung Quốc trở thành trường nghiên cứu rât phong phú. Trong thiên văn học, người Trung Quốc đã thống kê danh mục hàng nghìn ngôi sao từ thế kỷ IV trước CN, trong thực vật học từ thế kỷ XVI có cuốn Đại dược thư của nhà bác học Li Shizhen, miêu tả những thuộc tính các loại cây và phân loại chúng. Trong địa chất khoáng học, địa lý họ sớm có nhiều thành tựu. Trong nông nghiệp là sự chế tạo lưỡi cày, yên cương, trong công nghiệp là máy bơm nước, máy hơi nước, trong y học là khoa châm cứu, dược học; chế tạo đồng hồ; nghệ thuật quân sự. Thế giới còn chịu ơn Trung Hoa về du nhập bánh lái, compa hàng hải, cột buồm cho các chuyến vượt biển.
Về mặt mỹ học và lý luận nghệ thuật, chúng ta thấy có sự khác nhau và ít nhiều có sự tương đồng. Từ thời cỗ đại, ở phương Đông các triết gia Lão giáo như Lão Tử, Trang Tử đã nêu một số quan niệm về cảm thụ và sáng tạo cái Đẹp trong các điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định. Lão Tử cho rằng, cái Đẹp có thê nhận biết qua cảm tính cá nhân. Cái đẹp ở đây là của Đạo; Người cảm thụ và sáng tạo phải biết kiềm chế những dục vọng cá nhân, giải thoát những ức chế bản năng. Trang Tử thì lập luận đầy mâu thuẫn; vừa nhận thức cái Đẹp bằng cảm tính, vừa phủ nhận tính chân lý của nhận thức ấy, coi cái đẹp chỉ là chủ quan và tương đối,
Về phương diện này thì ở phương Tây được kiến giải có hệ thống hơn. Có thể khái quát thành bốn quan niệm cơ bản về lý luận nghệ thuật để giải quyết các vấn đề của sáng tạo và cảm thụ thẩm mỹ.
Loại thứ nhất coi sáng tạo và cảm thụ cái Đẹp; huyền bí gắn liền với Thần thánh. Ở đây không có tính người vì nghệ sĩ là người phát ngôn cho thần thánh…
Loại thứ hai cho các lĩnh vực pháp quyền, tâm lý, tôn giáo, tâm lý học, mỹ học thuộc lĩnh vực tinh thần tuyệt đối. Cảm thụ và sáng tạo thẩm mỹ có nguồn gốc từ ý niệm tuyệt đối được thể hiện bằng hình tượng. Từ đó coi nhu cầu sáng tạo nghệ thuật của con người là ý thức tư duy sáng tạo cho bản thân, và Năng lực cảm quan nghệ sĩ không chỉ là thuộc tính của từng nghệ sĩ, mà còn là của một dân tộc
Loại quan niệm thứ ba coi sáng tạo và cảm thụ cái Đẹp bằng sự thích thú vô tư, là sự thỏa mãn về tinh thần chứ không phải là lý trí, chủ yếu dựa vào năng khiếu và thị hiểu. Sáng tạo và cảm thụ thẩm mỹ bắt nguồn từ sinh lực dư thừa của con người. Freud tiến xa hơn, coi sự thỏa mãn tình dục, dục vọng là động lực của sáng tạo nghệ thuật, là những khoái cảm nông nhiệt lúc thăng hoa của vô thức và dục vọng (libido).
Loại quan niệm thứ tư giải thích sáng tạo và cảm thụ thâm mỹ là sự tái hiện những hình ảnh của thế giới khách quan trong ý thức chủ quan của con người. Mặc dầu cách biện giải của các cá nhân của trường phái này có nhiều cái khác nhau, ở cấp độ cao thấp khác nhau, nhưng tất cả đều bắt rễ từ cội nguồn nhãn quan duy vật chủ nghĩa…
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhiều quan niệm về sáng tạo nghệ thuật đã bị thời đại vượt qua, nhưng cũng có nhiều ý tưởng có thể phù hợp với tư duy, tâm trạng, tình cảm của nhiều nghệ sĩ thời đại chúng ta, cho dù là những hệ thống triết - mỹ đó bắt nguồn từ phương Đông hay phương Tây, từ nền văn minh Hy-La hay nên văn minh cổ đại Ai Cập, Trung Hoa, Ấn Độ.
Sự gặp gỡ nhau giữa phương Đông và phương Tây là một sự thật lịch sử, có từ xa xưa. Chỉ riêng về nguồn lực con người, chúng ta cũng có thể dẫn ra những tổng kết khái quát của cỗ nhân. Nếu ở phương Đông có thiên, địa, nhân thì ở phương Tây có: con người, trí tuệ, đất (man, mind, land); nếu ở Việt Nam có phương châm chân - thiện - mỹ thì ở Nhật Bản có một mô hình hình trụ mà đỉnh là “đức”, đoạn giữa là kinh tế, đáy là thẩm mỹ v.v... Do đặc điểm của thời đại, đặc biệt là do thành tựu các ngành: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, kinh tế trí thức, công nghệ vật liệu v.v... đang đi vào mọi lĩnh vực đời sống, nền văn học, nghệ thuật nước ta phát triển theo phương châm: dân tộc, khoa học, đại chúng, dân chủ, nhân văn. Hiện tượng đó cũng xảy ra với hầu hết các nước. Hàng ngày, hàng giờ, các sản phẩm văn học, nghệ thuật vừa tốt, vừa phế phẩm, độc hại như những đợt sóng ùa vào thị trường văn hóa các dân tộc. Bây giờ không thể chỉ “đóng cửa”, chỉ sợ “gió độc” trào vào. Toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Cơ hội là học tập cái hay, cái đẹp của bên ngoài. Thách thức là tâm lý sùng ngoại, phục ngoại, sao chép của ngoại, làm mất bản chất, bản tính dân tộc. Đây là một cuộc đấu tranh, cạnh tranh triền miền giữa ý thức, hành vi bảo vệ bản sắc dân tộc với những dòng đục, yếu tố phi đạo lý, phi nhân tính, không phù hợp với tâm lý, thị hiếu, phong tục. trình độ mặt bằng dân trí của dân tộc ta, nhân dân ta.
CÁC TRIẾT THUYẾT PHƯƠNG TÂY - TIẾP BIẾN CÓ CHỌN LỌC
Trên các diễn đàn học thuật và trên các cơ quan thông tin đại chúng ở phương Tây, có lẽ chưa bao giờ người ta bàn nhiều đến văn hóa chỉnh trị như những thập kỷ gần đây; dân chủ, nhân quyên, đa nguyên, đa đảng, nhà nước pháp quyền, văn hóa đảng, chủ nghĩa quan liêu, bệnh tham nhũng v.v... Cuốn sách: Bệnh quan trường - định luật Packinson của nhà sử học. nhà văn Anh đã kịch liệt phê phán bệnh quan liêu của bộ máy hành chính Anh đây rẫy mâu thuần lôi kéo, gạt bỏ nhau, hiệu suất thấp, cồng kềnh người nhiều hơn việc, không có trách nhiệm cá nhân. Thực tiễn dân chủ tư sản mấy trăm năm qua không phải dở tất cả. Quyền lực bị kiềm chế bởi nhiều cơ chế nên ít sinh ra tham nhũng lớn. Trong tam giác vàng quyền lực: bạo lực, của cải và trí thức, thì trí thức được coi là tri quyển tức là văn hóa, chỉ phối mạnh mẽ các thành tố khác. Sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức là hệ quả của dự báo trên. Đây là luận đề cấp tiến trong thời đại hậu công nghiệp, kể cả ở nước ta.
Từ những năm 50, 60, 70 (của thế kỷ XX) văn hóa đại chúng (Culture de massc) là hiện tượng phức tạp xuất hiện tại các nước tư bản chủ nghĩa. Ban đầu là những sản phâm thuần túy giải trí như một thứ ống kính vạn hoa, dần dần chúng có khả năng lý tưởng hóa các điều luật và đạo lý tư bản chủ nghĩa, tuyên truyền chủ nghĩa thực dụng, sùng bái sex, suy tôn bạo lực và những bản năng sinh lý với mục đích chèn ép tính tích cực xã hội, làm mờ lý tưởng của con người, nhất là tầng lớp trẻ, nhẹ dạ cả tin.
Các nhà khoa học nồi tiếng phê phán gay gắt văn hóa đại chúng coi đó là sản phẩm cơ bản của việc nguyên thủy văn hóa thẩm mỹ văn hóa phương Tây, biến nó thành loại “văn hóa tiêu dùng”; Teodor Adorno, nhà xã hội học Tây Đức gọi nó là “công nghiệp văn hóa” thiếu tính nhân văn. Còn nhà xã hội học người Anh R.Hoggart chia văn hóa đại chúng thành văn hóa “chết” và văn hóa “sống”. Văn hóa “chết” mang tính chất thương mại, coi thường nhu cầu đa dạng của cá nhân, mang tính chất quy phạm và phản nhân văn. Chúng ta hiểu rằng ở phương Tây, văn hóa, đạo lý, chủ nghĩa nhân văn, sự khoan dung cũng góp phần cứu rỗi loài người, văn hóa thoát khỏi nhiều thảm họa: bóng ma chiến tranh sắc tộc, chủ nghĩa phát xít mới, những tệ nạn xã hội trở thành quốc nạn, các băng nhóm buôn lậu vũ khí, ma túy v.v...
Chủ nghĩa hiện sinh có ba quan điểm về lý luận văn học đều lấy con người làm trung tâm. Bản chất văn hóa là gì? Và tại sao phải viết 3 bản chất của văn học là bản chất tự do; nhà văn không thể là nhà tư tưởng của giai cấp tư sản, bởi chủ nghĩa vụ lợi của giai cấp này đang nô lệ hóa nhà văn. Nhà văn cầm bút là biểu thị quyền tự do, phải luôn nói không với chế độ tư bản. Chủ nghĩa hiện sinh đã sáng tạo nhiều lý thuyết phi lý tính: kịch phi lý, kịch kinh dị là những ví dụ. Những nhà văn hiện sinh không hoàn toàn từ chối miêu tả những sự kiện xã hội (chiến tranh thế giới và chủ nghĩa phát xít, cuộc kháng chiến của nhân dân Pháp v.v....) nhưng chủ yếu họ miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật, những cảm giác khó chịu mà Jean Paul Sartre gọi là trạng thái “chóng mặt”, “buôn nôn”, “lo âu”, “dao động” trước hiện thực cuộc sống mà dường như đối với họ là xa lạ và vô nghĩa. Yếu tố huyền thoại trong văn học hiện sinh có mặt tích cực. Ý kiến của R.Garaudy giúp chúng ta hiểu thêm khái niệm này với tư cách là biểu tượng nghệ thuật. Ông viết: huyền thoại là hệ thống tín hiệu thứ ba của con người (theo Pavlốp hệ thống tín hiệu thứ nhất được tạo nên bởi những kích thích giác quan; tín hiệu thứ hai là ngôn ngữ). Huyền thoại không chỉ là khái niệm có quan hệ với tồn tại, mà còn là hiện tượng mời gọi hành động, là một phiến diện, một sự thiếu hụt, một chỗ trống mà chúng ta cần bù đắp. Cái bất cập của nhà văn hiện sinh là tuyệt đối hóa ý nghĩa của huyền thoại, từ đó, họ hạ thấp văn học hiện thực chứ không phải vì họ sử dụng huyền thoại. Thi pháp của các nhà văn thường là đa dụng, đa diện, trong đó có việc sử dụng hiện tượng huyền thoại như là một phương tiện có sức truyền cảm mạnh: những giấc mơ, những hoài niệm, biện pháp đồng hiện, yếu tố phi lý tính v.v... Chính Sartre là người đã có ý tưởng tiếp nhận vấn đề tha hóa xã hội của Mác. Ý tưởng này rất có lợi cho ta, hay khi nghiên cứu vấn đề tha hóa quyền lực và tha hóa lao động đang diễn ra ở nước ta.
Phán tâm học của Freud và sự phát triển văn hóa được nhận thấy qua sự luận bản của những người chủ trì học thuyết về nhân cách, về tôn giáo và về nghệ thuật. Nói đến nhân cách con người là nói đến đạo đức. Freud thường kinh ngạc trước sự mất cân bằng giữa xã hội và đạo đức cá nhân. Cái trước là động lực cưỡng chế “của xã hội, còn cái sau là động lực chính đáng. Hoạt động tinh thần, trí tuệ, thẩm mỹ v.v... không thể nào bù đắp hoàn toàn nỗi thất vọng, những đau khổ của con người. Để giải tỏa sự dồn nén về tinh thần của con người, xã hội cần thiết lập những đường dây cảm xúc ngày càng bền chặt, tạo dựng sự đoàn kết, lòng yêu thương độ lượng mà con người hằng mơ ước. Tôn giáo đem lại cho con người những gì? Đoàn kết những cá nhân trong cộng đồng thông qua những sợi dây tâm lý - tình cảm bị dồn nén và tìm cách thoát khỏi nguồn năng lượng này trong các nghỉ lễ tôn giáo; trả lại cho con người sự bất lực và tâm lý bất an trước vũ trụ bao la bằng sự hứa hẹn một cuộc đời hạnh phúc và sung sướng hơn ở kiếp sau, ở thiên đàng. Thăng hoa nghệ thuật là con đường giải tỏa độc đáo. Freud cho rằng, nói cho cùng, nghệ thuật là sự thỏa mãn những dục vọng bản năng của nghệ sĩ bằng những biện pháp trừu tượng. Trong xã hội những dục vọng về danh lợi, vật chất và tinh thần của nghệ sĩ thường là vô giới hạn. Không thỏa mãn được trong thực tế, nghệ sĩ tìm đến chân trời tưởng tượng. Nghệ thuật giống giấc mơ ở những khoảnh khắc vô thức; nhưng khác giấc mơ là ở chỗ: giấc mơ là phi xã hội, còn nghệ thuật làm cho mọi người đồng cảm và thỏa mãn những ham muốn vô thức như nghệ sĩ.
Ở phương Tây, chủ nghĩa cá nhân (individualisme) thường được tôn vinh là giá trị văn hóa cao nhất. Ở đây con người là một nhân vị. Vấn đề trọng tâm đặt ra là thân phận con người trong xã hội. là việc xóa bỏ mọi tha hóa trong hoạt động con người, là khả năng phát triển của con người như một nhân vị, tức là vị thế người trong mọi lĩnh vực đời sống. Chủ nghĩa cá nhân có bề dày lịch sử của nó. Ở Pháp triết học và quyền tự nhiên là lời kêu gọi giải phóng con người qua những trang viết về pháp quyền của Volter, Montesqieu, Rousseau. Trong cuộc đấu tranh chống chế phong kiến, chống thần quyền, giai cấp tư sản ra đời đòi hỏi giải phóng cá nhân đề tự do hành động, xác lập quyền sở hữu tư nhân. Tư duy chính trị từ khi chủ nghĩa cá nhân ra đời đến nay là đấu tranh song đề: Cuộc đối thoại giữa nhà nước và cá nhân, xã hội và con người. Ở Mỹ, chủ nghĩa cá nhân, tín điều của Kinh thánh và ý thức công dân là ba ngọn nguồn tạo nên văn hóa Mỹ. Về sau chủ nghĩa cá nhân Mỹ biến thành chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa vụ lợi. Điều mà chúng ta quan tâm khi khảo sát chủ nghĩa cá nhân với tư cách là giá trị văn hóa chính trị ở chỗ: Tất cả các trào lưu triết học phương Tây đều gặp nhau ở một điểm hẹn: Đó là con người là đối tượng chủ yếu của triết học với những giá trị con người (Valeur humaine), trong đó quyền tự do xã hội và quyền con người là những hằng số cao nhất. Về một khía cạnh nào đó chủ nghĩa cá nhân có những mặt tích cực, có thê chiêm nghiệm được trong phát triển bởi hai quyền trên là hai sản phẩm văn hóa của xã hội phương Tây dẫn đến triết học nhân bản.