Học Sinh Nên Hay Không Nên Mặc Đồng Phục Đến Trường

Học Sinh Nên Hay Không Nên Mặc Đồng Phục Đến Trường

Bài viết này Học viện Sáng tạo S³ khám phá những lợi ích của việc mặc đồng phục học sinh và giải thích tại sao nó là một phần quan trọng của môi trường học tập. Từ tạo sự đồng nhất và tinh thần đoàn kết đến việc tạo sự công bằng và giảm áp lực về trang phục, chúng ta sẽ đi sâu vào những ưu điểm và giá trị mà bộ đồng phục mang lại cho học sinh và cả trường học nhé.

Bài viết này Học viện Sáng tạo S³ khám phá những lợi ích của việc mặc đồng phục học sinh và giải thích tại sao nó là một phần quan trọng của môi trường học tập. Từ tạo sự đồng nhất và tinh thần đoàn kết đến việc tạo sự công bằng và giảm áp lực về trang phục, chúng ta sẽ đi sâu vào những ưu điểm và giá trị mà bộ đồng phục mang lại cho học sinh và cả trường học nhé.

Lịch sử của bộ đồng phục học sinh

Bộ đồng phục học sinh ban đầu được tạo ra từ các nhà tu công giáo dưới triều đại của vua Henry VIII nhằm mục đích tạo ra sự đồng nhất và quản lý học sinh. Bởi vậy, ý tưởng ban đầu cho bộ đồng phục xuất phát từ trang phục công giáo. Vào năm 1870, luật Giáo dục được thông qua, mở đường cho việc áp dụng đồng phục trong học đường. Sau đó, bộ đồng phục nhanh chóng lan rộng trong các nước phương Tây và sau này trở thành một xu hướng toàn cầu. Nhờ việc lan truyền rộng rãi vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, bộ đồng phục học sinh đã được cải tiến và thiết kế một cách tinh tế hơn. Ngày nay, đồng phục trong trường học hướng tới sự đơn giản và thoải mái hơn so với trước, thậm chí còn được thiết kế với logo của trường.

Đồng phục học sinh ở trường học hiện nay thường được chia thành hai loại chính là đồng phục lên lớp và đồng phục học thể dục.

Đồng phục lên lớp là một loại đồng phục mà học sinh mặc khi đi học và tham gia các hoạt động trong lớp học. Đây là một phần quan trọng của văn hóa học đường và thường có các yếu tố sau:

Mục đích của đồng phục lên lớp là tạo sự đồng đều, đồng nhất và tạo dựng tinh thần đoàn kết trong cộng đồng học sinh. Ngoài ra, nó còn có vai trò giúp phân biệt học sinh trong trường và gắn kết với trường hơn.

Đồng phục học thể dục là loại đồng phục mà học sinh mặc khi tham gia các hoạt động thể dục, thể thao và hoạt động ngoài trời trong trường học. Đây là một phần quan trọng của chương trình thể dục và thể thao trường học và thường bao gồm các yếu tố sau:

Đồng phục học thể dục không chỉ tạo sự đồng nhất và chuyên nghiệp trong các hoạt động thể dục, mà còn giúp học sinh cảm thấy thoải mái, tăng sự tự tin và tinh thần đồng đội khi tham gia các hoạt động thể thao. Ngoài ra, nó còn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và sự nhận biết dễ dàng của học sinh trong các hoạt động ngoài trời.

Lợi ích của bộ đồng phục học sinh

Bộ đồng phục học sinh mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho nhà trường:

Tổng quát, bộ đồng phục học sinh mang lại lợi ích quan trọng cho nhà trường bằng cách xây dựng hình ảnh và danh tiếng, quảng bá thương hiệu, tạo sự đoàn kết và tinh thần trường lớp, giúp quản lý học sinh dễ dàng, tạo sự công bằng và chống đánh đồng, đảm bảo an toàn và an ninh.

Bộ đồng phục học sinh mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho học sinh:

Mặc dù có thể có ý kiến khác nhau về việc áp đặt đồng phục đối với học sinh, không thể phủ nhận rằng nó mang lại sự ổn định và tạo ra một môi trường công bằng cho tất cả học sinh. Ngoài ra, bộ đồng phục còn giúp xây dựng hình ảnh và danh tiếng cho trường, tạo sự nhận diện dễ dàng và đảm bảo an ninh. Vì vậy, việc mặc đồng phục đi học không chỉ là việc tuân thủ quy định của trường, mà còn mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho học sinh. Bằng cách tạo sự đồng nhất, giảm áp lực và lo lắng về trang phục, tạo sự công bằng và tinh thần đoàn kết, đồng phục học sinh thể hiện vai trò của nó trong việc xây dựng một môi trường học tập tích cực, đảm bảo an ninh và mang lại sự tự hào cho học sinh về trường học của mình.

Hiện nay việc đi du học trở thành một xu thế, và chắc hẳn có rất nhiều bậc phụ huynh và sinh viên trăn trở việc có nên đi du học hay không ? Trong bài viết này GSC đưa ra ý kiến của mình về việc du học để các bậc phụ huynh và các bạn cùng tham khảo nhé.

Những lo lắng trước khi đi du học

Là bậc làm cha mẹ và nhất là theo phong tục tập quán của người Việt Nam mình, bố mẹ lúc nào cũng lo lắng cho con từng tí một, kể cả khi con cái lớn rồi, 18 tuổi rồi vẫn thấy lo, và đương nhiên khi các bạn ấy có mong muốn đi du học thì các bậc cha mẹ suy nghĩ lo lắng bao nhiêu thứ, nào là sợ không có người thân, một mình không biết sống sao, rồi lo từ cái ăn uống, ngủ nghỉ, rồi ốm đau không ai chăm sóc. Có nhiều bậc phụ huynh còn lo sợ con mình nhỡ ai “bắt cóc” hoặc cuộc sống không an toàn.

Các bạn sinh viên cũng có những nỗi lo của riêng mình.Trước tiên là lo lắng sang với một môi trường mới, sợ khó hòa nhập. Rồi hàng ngày bố mẹ vẫn lo lắng từng tí một, hắt hơi xổ mũi là có người quan tâm chăm sóc, đi du học thì tự thân chăm sóc liệu có đủ can đảm không ? Thêm nữa là một nỗi lo rất lớn về khả năng ngoại ngữ, tiếng không tốt thì biết tính sao đây ? Rồi lo không học theo kịp, lo tìm việc làm thêm, lo đi du học tốn tiền mà về lại không kiếm được việc thì “nhục” lắm.

Du học là cơ hội thách thức bản thân - để chúng ta "lớn lên"

Ngọc và đại diện các trường đến từ các nước khác nhau như: Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand

Vậy nên, đối với những bạn biết cố gắng, quyết tâm, ham học hỏi thì du học luôn là một cơ hội tốt. Tuy nhiên, gia đình có đủ khả năng chi trả thì mới nên quyết định đi du học. Chi phí du học không phải lúc nào cũng ngất trời, tuỳ từng quốc gia, có rất nhiều chương trình học bổng cho sinh viên và thậm chí có một số quốc gia còn miễn học phí. GSC hi vọng các bạn sẽ trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản để khi đi du học để không bị choáng ngợp và hối hận với quyết định của mình.

Hiện nay, mỗi trường học đều có những lý do riêng cho việc sử dụng đồng phục. Đó có thể là định hướng nhận diện thương hiệu trường hay sự nghiêm trang, chỉn chu khi đến lớp... rồi đồng phục thể hiện 'màu cờ sắc áo', thể hiện tinh thần đoàn kết.

Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng đều được đa số các nhà trường nhắc đến khi học sinh sử dụng đồng phục, đó là đồng phục giúp học sinh nghèo bớt mặc cảm, tự ti.

Nhiều người cho rằng đồng phục có thể loại bỏ định kiến phân biệt giàu – nghèo trong môi trường học đường, nhất là với học sinh ở thành phố.

Có người còn cho rằng mặc bộ quần áo đồng phục, các em mỗi ngày đến lớp không phân biệt nhà bạn có điều kiện hay không. Khi bước qua cánh cổng trường chúng ta đều là học sinh với một xuất phát điểm, mục tiêu như nhau.

Đồng phục không giúp xóa bỏ phân biệt giàu nghèo

Thế nhưng, tôi rất phản đối lý do học sinh mặc đồng phục phục nhằm mục đích phá được sự phân biệt giàu nghèo.

Trên thực tế, hàng năm đã có số lượng không nhỏ phụ huynh không đăng ký mua đồng phục mới. Những học sinh không có điều kiện mua đồng phục mới vẫn được tiếp tục mặc đồng phục cũ (áo trắng thì ngả màu, quần thì cộc).

Điều này tạo nên sự không đồng bộ, nhất là vào những năm nhà trường thay đổi đồng phục.  Đó cũng là một ranh giới phân biệt những học sinh có hoàn cảnh khó khăn với học sinh có điều kiện khá hơn.

Hơn nữa, học sinh đến trường đâu chỉ có riêng mỗi đồng phục, các em còn có cả giày dép, balo, đồng hồ.

Mặc trên người bộ đồng phục nhưng có những học sinh đi giày hàng hiệu, ba lô "xịn xò" đến trường, thậm chí còn có cả lái xe riêng đưa đón.

Chằng nhẽ vì muốn không phân biệt giàu nghèo, nhà trường yêu cầu đồng phục kể cả ba lô, hay đồng hồ?

Tôi còn nhớ ngày con gái học lớp 7, cách đây chừng mấy năm, khi ấy việc kinh doanh của chồng tôi vô cùng khó khăn, đứng trên bờ vực phá sản.

Toàn bộ chi tiêu trong gia đình đặt lên đôi vai tôi. Cứ đầu năm tôi lại phải bỏ khoảng 1,5 triệu mua các thể loại đồng phục cho con, nào là áo ngắn, áo dài, quần áo thể dục, quần áo ngoại khóa... thậm chí trường con tôi còn bắt mua cả mũ.

Khó khăn nhưng năm nào tôi cũng cố mua đồng phục cho con vì sau một năm sử dụng thì áo trắng cũng ngả màu nước dưa, quần thì cũng sờn hết vải.

Tuy nhiên, sự cố gắng của tôi vẫn chưa đủ để xóa khoảng cách phân biệt giàu nghèo vì lớp con tôi đa số những học sinh có điều kiện. Con chỉ ước mơ có chiếc đồng hồ như của bạn ngồi cạnh. Chiếc đồng hồ đó trị giá 8 triệu, cao hơn cả tháng lương ngày ấy của tôi.

Tôi tá hỏa cố giải thích cho con hiểu, nhưng đứa bé lớp 7 căn bản chưa hiểu được những khó khăn mà gia đình đang trải qua. Thời gian sau, con lại giận dỗi tôi vì không chịu mua chiếc ba lô mà theo con là “thời thượng” giống nhóm bạn nó đang đeo. Nghe đâu chiếc ba lô cũng có giá tới 2-3 triệu đồng.

Cuối cùng, vì không chịu nổi, tôi động viên con chuyển về học ở "trường làng" cho yên ổn.

Tôi cho rằng điều quan trọng mà nhà trường cần chú trọng là dạy cho học sinh có ý chí trong học tập, không bị mê mẩn bởi những thứ vật chất phù phiếm, hào nhoáng bên ngoài, hơn là việc dùng đồng phục để không phân biệt giàu nghèo.

Khi học sinh có kiến thức, hình thành được năng lực nhận biết và chuyển thành hành động thì ba lô vài triệu chứ vài chục triệu của bạn cũng không khiến các con tự ti hay thua kém.

Ngược lai, các con còn thấy hãnh diện với bản thân vì mình luôn cố gắng và nỗ lực trong cả hành trình.

Thêm nữa, thay vì nghĩ ra các kiểu đồng phục và yêu cầu học sinh mua đến 6-7 món đồ cho đồng phục thì nhà trường nên chia sẻ khó khăn với phụ huynh vào đầu năm học mới khi còn nhiều khoản thu khác.

Đừng dùng lý do phá vỡ phân biệt giàu nghèo để bắt học sinh mua đồng phục. Bởi khi đó, bộ đồng phục lại trở thành gánh nặng của phụ huynh.

Đồng phục, tưởng chỉ là một câu chuyện nhỏ liên quan đến quần áo. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ quyền tự do biểu hiện bản sắc, phong cách, cá tính, tự do lựa chọn của từng em học sinh, và điều kiện hoàn cảnh từng gia đình thì đằng sau câu chuyện đồng phục có lẽ cũng có nhiều điều cần trao đổi, nhìn nhận lại.

Ban Giáo dục báo VietNamNet mở diễn đàn: "Học sinh có cần mặc đồng phục không?".

Mời bạn đọc gửi ý kiến về: [email protected]. Xin cảm ơn!

Đồng phục có thể triệt tiêu sự sáng tạo, ảnh hưởng tới cảm xúc của học sinh khi tới trường.

Một bộ quần áo đồng phục không thể khiến một tập thể trở nên nề nếp hơn, nhưng nhờ có bộ đồng phục, những đứa trẻ nghèo sẽ không còn cảm thấy bị phân biệt.

Thực trạng vấn đề đi làm thêm của sinh viên hiện nay .

Xét về nguồn nhân lực, sinh viên được coi là lực lượng lao động “không chính thức” dồi dào, có sức khỏe tốt và có kiến thức để tham gia vào bất kỳ công việc nào. Chính vì thế, trong một số lĩnh vự+c nghề nghiệp, các nhà tuyển dụng ưu tiên tuyển nhân viên thời vụ, nhân viên bán thời gian vào làm việc thay vì các nhân sự chính thức.

Chính bản thân sinh viên cũng rất thích đi làm thêm. Hầu hết các bạn sinh viên đều cảm thấy hài lòng và yên tâm hơn khi có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng. Không những vậy, công việc làm thêm còn cho phép học được trải nghiệm những thực tế thật, dễ dàng rút ra bài học của bản thân.

Vì sao tỷ lệ vừa học vừa làm ở sinh viên lại cao?

Việc đi làm thêm ở sinh viên cũng là vấn đề dễ hiểu. Đi làm thêm sẽ giúp các bạn có thêm thu nhập hàng tháng, cho phép trang trải cuộc sống sinh viên một cách thoải mái hơn. Phần lớn, sinh viên đi làm thêm tập trung ở các thành phố lớn, nơi có nhu cầu tìm nguồn lao động dồi dào.

Vấn đề đi làm thêm của sinh viên hiện nay: được và mất

Việc sinh viên tìm kiếm và dành thời gian để làm công việc bán thời gian không còn là vấn đề quá xa lạ đối với xã hội hiện nay. Nhiều sinh viên theo kinh nghiệm từng trải của mình khẳng định rằng, việc đi làm thêm thật sự mang lại ý nghĩa lớn cũng như lợi ích quan trọng cho cuộc sống sau này.

Đi làm thêm, sinh viên được gì?

Việc làm thêm sẽ giúp sinh viên giải quyết được rất nhiều vấn đề, trước mắt là tài chính, tiếp theo sẽ là những trải nghiệm và bài học mà trên trường học không giảng dạy. Những ưu điểm của vừa học vừa làm luôn được đánh giá rất cao về tính ứng dụng, cụ thể:

1. Có thêm thu nhập, thoải mái cuộc sống

Lợi ích đầu tiên cũng như tiên quyết khiến sinh viên tìm kiếm công việc thêm đó chính là thu nhập. Học đại học, đại biệt những bạn ở sống xa gia đình, tài chính luôn là vấn đề cần giải quyết của nhiều người. Cuộc sống sinh viên cần rất nhiều khoản tiền khác nhau hầu hết ai cũng mong muốn có chút thu nhập để làm nhẹ gánh nặng gia đình. Hay đơn giản và bản thân có một khoản phí dư dả cho việc chi tiêu.

Bên cạnh vấn đề tài chính, việc đi làm thêm còn mang ý nghĩa khác, đó chính là trải nghiệm cuộc sống, tích lũy bài học. Vốn dĩ, từ lúc sinh ra đến hết cấp 3, nhiều bạn vẫn được che chở, bảo bọc trong vòng tay của cha mẹ. Và ngay khi có cơ hội được bước ra xã hội, ai ai cũng muốn nhìn thật rõ, thật rộng cuộc sống như thế nào, để tăng kỹ năng liên quan đến cuộc sống, hiểu rõ về xã hội này hơn, đồng thời tự rút ra cho mình những bài học mà trường lớp, ba mẹ ít ai có thể chỉ dẫn cụ thể.

3. Học được kỹ năng quản lý bản thân, thời gian, công việc

Thêm một ưu điểm không thể không nhắc đến khi đề cập vấn đề đi làm thêm của sinh viên, đó chính là cơ hội để sinh viên tự học được cách quản lý bản thân, thời gian và công việc của mình. Một lúc làm 2 việc: học và làm thêm không phải là chuyện đơn giản. Để cả 2 gặt được những thành công, bản thân sinh viên phải tự tìm cách sắp xếp thời gian của mình, phân bổ cân bằng giữa hai bên.

Một nhà tuyển dụng luôn mong muốn tuyển được những ứng viên có kinh nghiệm, đặc biệt là lâu năm. Đối với sinh viên mới ra trường, bên cạnh kiến thức tại trường lớp được chứng thực qua bằng tốt nghiệp, chứng chỉ. Thì kinh nghiệm làm thêm của sinh viên cũng là yếu tố rất được quan tâm.

Nếu cũng là sinh viên mới ra trường, nhưng bạn đã có thời gian làm thêm, tiếp xúc trong ngành dù là 6 tháng hay dài hơn, thì bản thân Profile của bạn cũng chiếm ưu thế hơn rất nhiều so với một tân cử nhân không có chút kinh nghiệm nào.

Vừa học vừa làm rất hữu ích đối với các bạn thụ động hay không thích tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Sinh viên rất cần sự năng động và chủ động. Nhưng nếu trên trường học, sinh viên sẽ khó mà rèn luyện được kỹ năng này. Trong khi đó, vừa học vừa làm chính là môi trường miễn phí để sinh viên có thể cải thiện được sự năng nổ của mình, một trong những điều mà các nhà tuyển dụng rất thích.

6. Học được giá trị của đồng tiền

Khi đi làm, sinh viên sẽ biết được làm ra đồng tiền vất vả và khó khăn như thế nào. Từ đó, sẽ hiểu hơn về giá trị của đồng tiền, hiểu được ba mẹ đã tần tảo, cực nhọc như thế nào để nuôi mình khôn lớn. Khi đối mặt với các áp lực về công việc, sinh viên sẽ trân quý cuộc sống và lo lắng hơn cho tương lai phía trước của mình.

Dù đang làm công việc bán thời gian theo đúng chuyên ngành, hay khác chuyên ngành, thì sinh viên đều sẽ học được rất nhiều bài học về cuộc sống, về kiến thức, thấy được các góc khuất của cuộc sống. Đây chính là bài học quý báu mà mọi sinh viên đều cần.

Nếu là mọt sách, sinh viên sẽ khó tìm ra được điểm mạnh của mình. Thế nhưng khi đi làm, đặc biệt là vừa học vừa làm, sinh viên sẽ khám phá được bản thân của mình với các tiềm ẩn sâu bên trong mà khi phát hiện ra, bạn phải giật mình. Môi trường làm thêm sẽ là biện pháp rất tốt để giúp sinh viên hiểu rõ mình hơn, biết mình thích gì, giỏi gì, từ đó dễ dàng định hướng và quyết định các vấn đề trong cuộc sống.

Rủi ro khi sinh viên đi làm thêm

Vấn đề sinh viên đi làm luôn gây ra nhiều tranh cãi, nhất là đối với các bật phụ huynh mong muốn con mình toàn tâm toàn ý vào việc học. Tuy nhiên, tất cả vấn đề đều có 2 mặt tích cực và tiêu cực. Bên cạnh những ưu điểm được chia sẻ trên, thì sinh viên vừa học vừa làm cũng mang đến rất nhiều hệ quả ảnh hưởng đến tương lai.

1. Không phân bổ tốt thời gian học và làm

Quản lý thời gian là công việc khiến nhiều người cảm thấy lo lắng vì nó thật sự rất khó khăn khi quyết định phân chia việc làm, học và giải trí như thế nào là hợp lý nhưng vẫn đạt kết quả tốt ở mọi mặt. Mặc dù đã cố gắng, thế nhưng có một sự thật đáng buồn là tỷ lệ sinh viên dành nhiều thời gian cho việc làm thêm hơn là việc học chiếm con số khác đông. Điều này khiến kết quả học tập tụt dốc. Thậm chí nhiều bạn còn bỏ bê cả việc học và bị quyến rũ bởi đồng tiền mà mình kiếm được.

2. Cơ thể thường bị căng thẳng, mệt mỏi

Ngoài những giờ học tập mệt mỏi, sinh viên còn phải tăng cường sức lao động của mình để đối mặt với những công việc bán thời gian. Trong thời gian đầu, vì hứng thú với công việc nên sinh viên cảm thấy đây vấn đề này rất nhẹ nhàng. Thế nhưng, khi vào các kỳ thi hoặc tăng ca, sinh viên sẽ đối mặt với những giờ ngủ gật trên giảng đường, những lúc cần ôn bài thi nhưng không thể chuyển ca làm việc cho đồng nghiệp… Nếu làm việc kéo dài liên tục trong nhiều ngày, tinh thần học tập sẽ không còn nữa, sinh viên sẽ cảm thấy mỏi mệt, chán chường và kết quả học tập không tốt.

Nếu không thể cân bằng được thời gian học và đi làm, sinh viên rất dễ xao nhãng chuyện học, tinh thần và tâm trí lúc nào cũng hướng đến công việc, không tập trung trong các giờ học. Nhiều sinh viên viện lý do đi làm nên rất thờ ở trong các công tác, bài tập với đội nhóm. Từ đó kết quả học tập sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

4. Bị lừa gạt, bóc lột sức lao động

Vì nhu cầu làm thêm của sinh viên tại các thành phố phát triển ngày càng cao, nên các trò lừa đảo tinh vi qua từng ngày. Dựa vào mong muốn kiếm tiền của sinh viên, nhiều trung tâm việc làm lừa đảo đã thu hút nhân lực bởi các lời quảng cáo có cánh, những công việc kiếm tiền như mơ… để rồi sau đó quỵt lương, bóc lột sức lao động, không trả công xứng đáng, …

Có rất nhiều công việc cần sức, thức khuya, khi phải làm nhiều việc cùng một lúc (vừa học vừa làm), sinh viên sẽ không có đủ thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Từ đó, cơ thể sẽ luôn ở trạng thái mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài, kết quả của học và làm việc sẽ ngày càng tụt dốc.

Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tìm hiểu và phỏng vấn trực tiếp với Doanh Nghiệp tại Ngày hội tuyển dụng

Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?

Lời khuyên dành cho sinh viên đó chính là tìm đến những anh chị trong đội công tác nhà trường để được tư vấn tìm việc (các bạn sinh viên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành có thể liên hệ phòng Quan hệ Doanh nghiệp và việc làm sinh viên để được hỗ trợ). Hãy lựa chọn các công việc phù hợp với bản thân, thời gian không chiếm quá nhiều, và không tổn hại đến sức khỏe. Làm gia sư là một trong những công việc được rất nhiều phụ huynh, sinh viên yêu thích. Vậy nên, hãy thật sự cẩn thận khi quyết định đi làm thêm.

Năm một và năm 2 chương trình học có vẻ còn thư thả, bạn có thể lựa chọn công việc mà mình yêu thích. Thế nhưng, năm 3 năm 4 cần đầu tư thời gian để làm khóa luận, thực tập, tốt nghiệp… hãy dành 2 năm cuối này làm công việc chuyên ngành của mình với những điều căn bản nhất. Đây chính là nền tảng để bạn có thể dễ dàng phát triển công việc của mình trong tương lai cũng như ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng khi biết cách sắp xếp công việc phù hợp với mình.

Sinh viên nên làm gì để vừa học vừa làm hiệu quả? Như được chia sẻ trên, vừa học vừa làm có nên hay không sẽ phụ thuộc vào cá nhân mỗi sinh viên. Để có thể vừa học vừa làm hiệu quả, sinh viên cần:

1. Tạo kế hoạch, thời gian biểu cho bản thân

Vào mỗi đầu kỳ, sinh viên sẽ có lịch học cố định. Dựa vào thời gian học đó, bạn hãy tạo cho mình một thời gian biểu cho cả học kỳ. Trong đó sẽ bao gồm thời gian học trên trường, tự học và thời gian rảnh. Thời gian rảnh, thay vì vui chơi, bạn có thể tìm kiếm các công việc làm thêm phù hợp với lịch trình học của mình.

2. Làm rõ thời gian làm việc với nhà tuyển dụng

Để không phát sinh quá nhiều trong quá trình làm việc, sinh viên nên nói rõ thời gian học, thời gian rảnh của mình với nhà tuyển dụng, để học nắm được lịch trình học tập của bạn. Việc học luôn quan trọng, và cá nhân nhà tuyển dụng tốt cũng hiểu được điều đó. Vậy nên, hãy làm rõ vấn đề để cả 2 cùng hợp tác một cách thoải mái, và sinh viên cân bằng được việc học, việc làm.

Để làm cùng 1 lúc nhiều việc, cơ thể phải khỏe mạnh. Sinh viên vừa học vừa làm nên có chế độ chăm sóc bản thân thật tốt. Bởi khi bệnh, bạn vừa phải nghỉ học, mất bài, vừa không thể đi làm được.

4. Không quá lún sâu vào công việc

Việc học là quan trọng nhất đối với tất cả các sinh viên. Do đó, trong quá trình làm việc, nếu công việc ảnh hưởng đến việc học khiến kết quả quả không. Sinh viên nên cân đối lại hoặc nghỉ việc để tập trung cho việc học.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề đi làm thêm của sinh viên hiện nay. Đây là một vấn đề với nhiều luồng suy nghĩ khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích, định hướng của từng người mà nó mang nghĩa tốt hay xấu. Tuy nhiên, chung quy lại, đi làm thêm là thời gian mang lại ý nghĩa rất lớn khi có thể cho chúng ta các giá trị mà đời thường không thể có được. Vậy nên, đừng bắt bản thân từ bỏ cơ hội này, thay vào đó hãy cố gắng sắp xếp thời gian hợp lý để vừa có kết quả tốt trong việc học, vừa mang lại thành công trong cuộc sống.