Kế Hoạch Hỗ Trợ Pháp Lý Cho Doanh Nghiệp

Kế Hoạch Hỗ Trợ Pháp Lý Cho Doanh Nghiệp

Hằng năm, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đào tạo khoảng 4000-5000 học viên cho các doanh nghiệp theo hình thức trực tiếp và online. Tuy sự hiểu biết về pháp luật của các doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể, nhưng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn. Theo TS Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam điều này xuất phát từ cả yếu tố khách quan và chủ quan.

Hằng năm, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đào tạo khoảng 4000-5000 học viên cho các doanh nghiệp theo hình thức trực tiếp và online. Tuy sự hiểu biết về pháp luật của các doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể, nhưng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn. Theo TS Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam điều này xuất phát từ cả yếu tố khách quan và chủ quan.

Mới đây, Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 03/10/2017 của Chính phủ, Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mà theo đó, “bãi bỏ các rào cản, quy định điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, mở rộng khả năng tham gia thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng” là một trong 5 nhiệm vụ chủ yếu để phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, là một trong những nhiệm vụ chủ yếu thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW. Đồng thời, Chính phủ giao các bộ, cơ quan tiếp tục rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất từ 1/3 đến 1/2 số điều kiện kinh doanh hiện hành trong lĩnh vực quản lý và thủ tục hành chính, đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.

Tác giả: Phạm Nguyệt Hằng (tổng hợp)

Hỏi về các khoản chi phí tính thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Đơn vị chúng tôi là đơn vị dịch vụ tư vấn, điều tra tại một số tỉnh thành theo yêu cầu. Để thực hiện các công việc này đơn vị chúng tôi có phát sinh một số chi phí như thuê nhân công giám sát, thuê vận chuyển, ... Các công việc này thực tế đã phát sinh trong năm nhưng chưa có hóa đơn và chưa có chứng từ thanh toán, nên đơn vị đã trích trước chi phí để phù hợp với chuẩn mực kế toán. Sau đó các khoản trích trước này đã được thanh toán đầy đủ trong Quý I năm sau. Do vậy chúng tôi muốn hỏi: - Các khoản chi phí trích trước trước này có được tính khi tính thuế TNDN không? - Các hóa đơn GTGT (ngày tháng ghi hóa đơn là năm sau) có được kê khai, khấu trừ thuế không?

Đơn vị chúng tôi là đơn vị dịch vụ tư vấn, điều tra tại một số tỉnh thành theo yêu cầu. Để thực hiện các công việc này đơn vị chúng tôi có phát sinh một số chi phí như thuê nhân công giám sát, thuê vận chuyển, ... Các công việc này thực tế đã phát sinh trong năm nhưng chưa có hóa đơn và chưa có chứng từ thanh toán, nên đơn vị đã trích trước chi phí để phù hợp với chuẩn mực kế toán. Sau đó các khoản trích trước này đã được thanh toán đầy đủ trong Quý I năm sau. Do vậy chúng tôi muốn hỏi: - Các khoản chi phí trích trước trước này có được tính khi tính thuế TNDN không? - Các hóa đơn GTGT (ngày tháng ghi hóa đơn là năm sau) có được kê khai, khấu trừ thuế không?

Gửi bởi: Trần Lệ Xuân

Câu trả lời mang tính tham khảo: - Căn cứ khoản 8 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào. “Điều 14.  Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. 8. Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế”. - Căn cứ khoản 2.20 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp: “Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau: “Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế 2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: 2.20. Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ  mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết. Các khoản trích trước bao gồm: trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định theo chu kỳ, các khoản trích trước đối với hoạt động đã tính doanh thu nhưng còn tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng (kể cả trường hợp doanh nghiệp có hoạt động cho thuê tài sản, hoạt động kinh doanh dịch vụ trong nhiều năm nhưng có thu tiền trước của khách hàng và đã tính toàn bộ vào doanh thu của năm thu tiền) và các khoản trích trước khác. Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hoá đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh lớn hơn số đã trích trước) hoặc giảm chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn số đã trích trước) vào kỳ tính thuế kết thúc hợp đồng.           ...”          Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty của độc giả cung cấp dịch vụ tư vấn với khách hàng, doanh thu đã phát sinh trong năm nhưng chưa có hóa đơn và chứng từ thanh toán. Công ty đã thực hiện trích trước các khoản chi phí thuê nhân công, thuê vận chuyển,... để phù hợp với chuẩn mực kế toán, sau đó các khoản trích trước này được thanh toán đầy đủ vào quý 1 năm sau thì: - Về kê khai, khấu trừ thuế: Đối với các hóa đơn có thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó (Công ty được kê khai, khấu trừ vào quý 1 năm sau) theo hướng dẫn tại khoản 8 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính . - Về trích trước các khoản chi phí: Trường hợp Công ty đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hoá đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí hoặc giảm chi phí vào kỳ tính thuế kết thúc hợp đồng theo quy định tại khoản 2.20 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính.

Trả lời bởi: P.N.Hằng

Tiêu chí nào xác định cấp doanh nghiệp là nhỏ và siêu nhỏ để được tham dự gói thầu xây lắp?

Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định, doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). Vậy, nếu nhà thầu là doanh nghiệp có tổng nguồn vốn lớn hơn 20 tỷ đồng nhưng có tổng số lao động nhỏ hơn 200 người thì có được tham dự gói thầu xây lắp dưới 5 tỷ đồng không?

Gửi bởi: [email protected]

của Chính phủ quy định đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu.

của Chính phủ quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên).

Theo đó, doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng là doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng trở xuống hoặc số lao động từ trên 10 người đến 200 người.

Đối với trường hợp của Ban Quản lý, việc xác định cấp của doanh nghiệp nhỏ trong khu vực công nghiệp, xây dựng được thực hiện theo quy định nêu trên.

Theo đó, nếu doanh nghiệp thỏa mãn một trong hai tiêu chí nêu trên (tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng trở xuống hoặc số lao động bình quân năm nhỏ hơn 200 người) thì được coi là doanh nghiệp nhỏ và được phép tham dự thầu gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng./.

Trả lời bởi: P.N.Hằng