Dịch vụ du lịch là một trong những ngành đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Không chỉ thúc đẩy chi tiêu cá nhân, ngành du lịch còn giúp hàng nghìn lao động có việc làm, thu nhập ổn định.
Dịch vụ du lịch là một trong những ngành đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Không chỉ thúc đẩy chi tiêu cá nhân, ngành du lịch còn giúp hàng nghìn lao động có việc làm, thu nhập ổn định.
Kinh doanh dịch vụ lữ hành là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành là một trong các điều kiện đấy.
Theo quy định của Luật du lịch năm 2017 thì kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Trong đó, chương trình du lịch là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.
Có thể thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành tiềm ẩn khá nhiều rủi ro cho chính bản thân doanh nghiệp kinh doanh và đặc biệt là khách du lịch. Bởi lẽ, việc di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác, từ quốc gia này đến quốc gia khác có thể xảy ra những chuyện ngoài ý muốn, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và tinh thần của người tham gia dịch vụ lữ hành. Chính vì thế, khi xảy ra thiệt hại như khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời thì số tiền ký quỹ này có thể được trích ra nhằm thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khách du lịch.
Các vấn đề liên quan đến ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành
Ký quỹ có thể hiểu là doanh nghiệp gửi một khoản tiền vào tài khoản bị phong tỏa tại ngân hàng. Một khi hoạt động du lịch phát sinh vấn đề, xảy ra thiệt hại với khách du lịch hoặc trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản thì số tiền ký quỹ sẽ được dùng đến để thực hiện nghĩa vụ tài chính cho doanh nghiệp. Có thể nói số tiền ký quỹ này là số tiền chết không thể đưa vào hoạt động kinh doanh cho chính doanh nghiệp ký quỹ nhưng cũng không thể không thực hiện ký quỹ. Tuy nhiên, hiện nay khi tiến hành ký quỹ tại các ngân hàng thì doanh nghiệp được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Do đó, việc ký quỹ cũng sẽ giúp doanh nghiệp có được nguồn thu nhập định kỳ.
Tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa hay quốc tế mà có mức ký quỹ khác nhau. Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP thì mức ký quỹ được thực hiện như sau:
1. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.
2. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;
b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;
c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.
Tuy nhiên, do tác động khó lường của đại dịch Covid 19 dẫn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nguồn vốn bị thiếu hụt. Chính vì thế, nhằm chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định 94/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Nghị định 168/2017/NĐ-CP giảm số tiền ký quỹ xuống mức thấp và hoàn trả số tiền chênh lệch giữa mức ký quỹ cũ (quy định tại Nghị định số 168/2017/NĐ-CP và mức ký quỹ mới (Nghị định 94/2021/NĐ-CP) cho doanh nghiệp. Theo đó, mức ký quỹ được thay đổi như sau:
1. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng.
2. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;
b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.
Như vậy, nếu trước đây doanh nghiệp ký quỹ hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài là 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng thì hiện nay mức ký quỹ giảm còn 100.000.000 (một trăm triệu) đồng. Doanh nghiệp sẽ được hoàn trả 400.000.000 (bốn trăm triệu) đồng.
Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành
Tuy nhiên, mức giảm này theo Nghị định 94/2021/NĐ-CP chỉ được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023 và kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, doanh nghiệp phải tiến hành ký quỹ lại theo mức cũ được quy định tại Điều 14 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP.
Theo quy định của pháp luật thì việc nộp tiền ký quỹ được thực hiện như sau:
Bước 1. Doanh nghiệp yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng
Bước 2. Ngân hàng nhận ký quỹ và hai bên thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ
Bước 3. Ngân hàng thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng
Bước 4. Ngân hàng cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp
Trong đó, lãi suất ký quỹ do doanh nghiệp và ngân hàng tự thỏa thuận, nếu thỏa thuận được lãi suất cao thì đây cũng là một nguồn thu tài chính đáng kể giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Ngoài việc là một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành thì ký quỹ còn mang một ý nghĩa lớn lao trong việc bảo vệ khách du lịch khi xảy ra những sự việc ngoài ý muốn ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và tinh thần mà doanh nghiệp chưa hỗ trợ kinh phí kịp thời. Bên cạnh đó, việc giảm mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành xuống mức thấp cũng là một hành động có ý nghĩa của Chính phủ nhằm giúp các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành vượt qua khó khăn.
Để được hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành thì các doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật trong đó có điều kiện ký quỹ. NPLaw là đơn vị cung cấp dịch vụ xin Giấy phép kinh doanh giàu kinh nghiệp với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý làm việc tận tình, NPLaw cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý tới quý khách hàng một cách hiệu quả nhất, nhanh chóng nhất và chi phí hợp lý nhất. Nếu khách hàng cần hỗ trợ hoặc cần tìm hiểu thêm thông tin, vui lòng liên hệ.
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Cập nhật mức ký quỹ lữ hành quốc tế, nội địa mới 2024. Thủ tục ký quỹ tại ngân hàng. Thay đổi, cập nhật giấy chứng nhận tiền ký quỹ, rút, hoàn trả tiền ký quỹ.
Ký quỹ lữ hành quốc tế - nội địa là việc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch quốc tế hoặc nội địa gửi vào tài khoản ký quỹ tại ngân hàng, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính một khoản tiền theo quy định pháp luật.
Đây cũng chính là một trong những điều kiện bắt buộc mà doanh nghiệp cần đáp ứng nếu muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Sau hơn 2 năm áp dụng chính sách giảm tiền ký quỹ cho doanh nghiệp lữ hành, cụ thể là giảm 80% mức ký quỹ để hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành hậu Covid - 19, từ ngày 01/01/2024, mức ký quỹ sẽ tăng trở lại, tức là sẽ áp dụng theo mức cũ được quy định tại Nghị định 168/2017/NĐ-CP như sau:
Trước đó, theo chính sách giảm 80% mức ký quỹ được quy định cụ thể tại Nghị định 94/2021/NĐ-CP:
Theo thông tin đã đề cập ở trên, tùy trường hợp doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đã có giấy chứng nhận tiền ký quỹ hay chưa (tức đang hoạt động hoặc đang làm thủ tục đăng ký kinh doanh ngành nghề này) mà quy định làm thủ tục ký quỹ tại ngân hàng sẽ có vài điểm khác nhau. Cụ thể:
1. Trường hợp đã có giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành
Đối với những doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, đã được cấp giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành và giấy phép kinh doanh lữ hành thì khi áp dụng chính sách giảm hoặc tăng mức ký quỹ đều phải tiến hành thủ tục điều chỉnh tại ngân hàng.
Sau khi hoàn thành thủ tục và được ngân hàng cấp lại giấy chứng nhận tiền ký quỹ với số tiền ký quỹ mới thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thay đổi, doanh nghiệp phải nộp lại giấy chứng nhận này cho Tổng cục Du lịch.
Lưu ý: Doanh nghiệp không cần đăng ký đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
2. Trường hợp chưa có giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành
Đối với những doanh nghiệp chưa hoàn thành thủ tục ký quỹ (tức là chưa được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành - giấy phép con) thì mình tiến hành các bước ký quỹ tại ngân hàng theo hướng dẫn sau của Kế toán Anpha:
➤ Bước 1: Thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ
Để nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng thì doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phải thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ có các nội dung như là:
➤ Bước 2: Phong tỏa tiền gửi ký quỹ và cấp giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành
Trên cơ sở hợp đồng ký quỹ, ngân hàng sẽ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa/quốc tế của doanh nghiệp, sau đó cấp giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành theo mẫu số 01.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành, doanh nghiệp mới có thể tiến hành thủ tục xin giấy phép kinh doanh du lịch nội địa hoặc quốc tế.
Chi tiết về quy trình, các đầu mục giấy tờ cần chuẩn bị để xin giấy phép, Anpha đã chia sẻ tại bài viết thủ tục mở công ty du lịch (quốc tế - nội địa), bạn có thể tham khảo và tải mẫu hồ sơ miễn phí.
Trường hợp bạn muốn đơn giản hóa mọi thủ tục, đẩy nhanh quá trình ra giấy phép thì dịch vụ xin giấy phép kinh doanh lữ hành tại Kế toán Anpha sẽ là lựa chọn tối ưu. Cụ thể, với mức phí dịch vụ tốt nhất thị trường:
Anpha sẽ thay bạn hoàn thành mọi thủ tục pháp lý cần thiết và bàn giao kết quả tận nơi sau khoảng 10 - 15 ngày làm việc.
1. Giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành
Việc tạm thời rút tiền ký quỹ lữ hành chỉ có thể được thực hiện trong trường hợp doanh nghiệp cần đưa khách du lịch đến nơi cư trú hoặc nơi điều trị khẩn cấp vì lý do du khách bị tai nạn, rủi ro, bị chết, bị xâm hại tính mạng nhưng không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời.
2 bước thực hiện thủ tục rút tiền ký quỹ lữ hành quốc tế - nội địa (trường hợp đặc biệt) như sau:
2. Bổ sung, hoàn trả tiền ký quỹ đã rút tạm thời
Để đảm bảo mức ký quỹ lữ hành quốc tế - nội địa được duy trì theo đúng quy định, trong vòng 30 ngày, kể từ khi tiền được rút khỏi tài khoản ký quỹ, doanh nghiệp phải hoàn thành bổ sung đủ số tiền ký quỹ đã sử dụng.
Trường hợp doanh nghiệp không tuân thủ, ngân hàng nhận ký quỹ sẽ gửi văn bản thông báo đến Tổng cục Du lịch để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Hoàn trả tiền ký quỹ do quyết định của cơ quan thẩm quyền
Đối với 2 trường hợp liên quan giấy phép dưới đây, doanh nghiệp có thể yêu cầu ngân hàng hoàn trả tiền ký quỹ, cụ thể: