Năm Sinh Của Bác Nguyễn Phú Trọng

Năm Sinh Của Bác Nguyễn Phú Trọng

LTS: Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024. VietNamNet xin trân trọng đăng tải bài viết của tác giả Lưu Mai Anh, ĐH Quốc gia Hà Nội về Tổng Bí thư. Bài viết được đăng trong cuốn “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế” và cuốn “Người Văn – Nghĩ và Sống” nhân kỷ niệm 50 năm tựu trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, lớp Văn khóa VIII (1963 – 1967).

LTS: Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024. VietNamNet xin trân trọng đăng tải bài viết của tác giả Lưu Mai Anh, ĐH Quốc gia Hà Nội về Tổng Bí thư. Bài viết được đăng trong cuốn “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế” và cuốn “Người Văn – Nghĩ và Sống” nhân kỷ niệm 50 năm tựu trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, lớp Văn khóa VIII (1963 – 1967).

Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về văn hóa: Từ tư tưởng, lý luận đến hành động

Sự ra đời tác phẩm "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một sự kiện văn hóa đặc biệt trong một giai đoạn đặc biệt của đất nước.

Tác phẩm đó thể hiện một tư tưởng, một tình yêu dân tộc và sứ mệnh của người đứng đầu đất nước với sự tồn vong và phát triển của dân tộc, với hạnh phúc của nhân dân. Với cách nhìn của cá nhân mình, tôi xin bày tỏ một số điều sau khi đọc tác phẩm này trong một thời đại cũng như trong một thế giới mà tôi đang được sống, được chứng kiến như sau:

1. Ngày 24 tháng 11 năm 2021, Hội nghị văn hoá toàn quốc được tổ chức dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hội nghị diễn ra trong một thời đại mà trong và ngoài nước có quá nhiều biến động và thay đổi. Việt Nam đã và đang có những phát triển hơn bao giờ hết trong nhiều lĩnh vực; chính trị, văn hóa, ngoại giao, kinh tế, giáo dục và tạo được một vị thế công bằng và quan trọng trên thế giới. Nhưng hiện thực cũng cho thấy hay có thể gọi là được ‘’cảnh báo’’ về một hiện trạng trong lẽ sống và lối sống của con người Việt Nam. Không ít những vẻ đẹp của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam đã và đang bị chủ nghĩa thực dụng tấn công và đe dọa. Có lẽ vì điều ấy mà Hội nghị văn hóa toàn quốc được tổ chức sau 75 năm kể từ Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 1946. Cũng vì lý do đó mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đọc một diễn văn vô cùng quan trọng về sứ mệnh của văn hoá đối với sự tồn vong và phát triển của dân tộc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: "Văn hoá là hồn cốt của dân tộc. Văn hoá còn thì dân tộc còn".

Chúng ta đều nhớ, vào ngày 24 tháng 11 năm 1946, Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ nhất được khai mạc trọng thể tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội. Tại Hội nghị này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi ra một chân lý: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.  Và 75 năm sau, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái khẳng định chân lý về sứ mệnh của văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh và mở rộng chiều kích của văn hoá trong một thời đại mới với quá nhiều thách thức đối với sự tồn vong và phát triển của Đảng và của đất nước.

2. Trong cuốn sách quan trọng này, các bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dựng lên một hệ thống lý luận đầy tính khoa học có tính nền tảng về văn hoá và dân tộc, về truyền thống và hiện đại, về phẩm giá con người và lý tưởng. Từ đó đã làm hiện lên tư tưởng của Tổng Bí thư về văn hoá một cách thực tiễn nhất, khoa học nhất và nhân văn nhất. Khẳng định về văn hoá là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định mục đích sống, giá trị sống và nhân cách sống của một con người cũng như của một dân tộc. Tổng Bí thư khẳng định khi một con người sống phi văn hoá là một con người có những hành động "ti tiện, đớn hèn, phi pháp và bỉ ổi". Khi nói đến điều đó với những từ ngữ như vậy, chúng ta nhận ra nỗi đau đớn, sự nổi giận của lương tri của người đứng đầu đất nước trước những hành động phi văn hoá, phản văn hoá trong xã hội, đặc biệt trong hệ thống chính trị. Tổng Bí thư cũng nhận ra kẻ thù của dân tộc được đội lốt đạo đức. Tổng Bí thư từng nói: "Đừng thấy đỏ mà tưởng chín", "Chân mình thì lấm bê bê/ Lại cầm bó đuốc đi rê chân người". Đấy là một lối sống giả dối và suy đồi. Đối với một Đảng cầm quyền, những đảng viên có lối sống như vậy chính là những vết hoại tử trong hệ thống chính trị, có nguy cơ tới sự tồn vong của Đảng. Và đối với một đất nước, những con người có lối sống như vậy chính là những ổ dịch bệnh sẽ giết chết nhân tính của một dân tộc.

Rất nhiều người Việt Nam còn nhớ tới một hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự chia sẻ sâu sắc, niềm cảm thông lớn lao và lòng kính trọng với người đứng đầu đất nước. Đó là hình ảnh Tổng Bí thư đã phải rơi nước mắt trong một hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cho dù chỉ là trong một giai đoạn ngắn ngủi nào đó, chân chính không thắng được bất chính, sự dâng hiến cho con người, cho dân tộc không thắng được sự ích kỷ và lòng tham vô độ. Đấy cũng là một trong những lý do mà Tổng Bí thư đã tiến hành công cuộc chống tham nhũng trong những năm vừa qua. Và lớn hơn, Tổng Bí thư thấu hiểu một cách sâu sắc nhất sứ mệnh của văn hoá đối với một dân tộc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: "Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng". Khi con người sống với một tâm hồn phong phú, sống có tình thương, có lòng nhân ái, sống vì lẽ phải và sự công bằng thì con người biết sống vì người khác, vì dân tộc, có lòng tự trọng để vượt qua nhũng cám dỗ thấp hèn. Thực tế không ít các cán bộ đảng viên có chức quyền đã gục ngã trước những cám dỗ của đồng tiền. Trong cách nhìn của cá nhân tôi, những đảng viên đó gục gã trước những cám dỗ vật chất không phải do các quy định, do sự giám sát trong hệ thống chính trị mà cụ thể là trong tổ chức Đảng ở các cấp lỏng lẻo mà bởi văn hoá đã không lọt được vào bên trong con người họ. Những vẻ đẹp tràn ngập nhân tính của văn hóa không trở thành khí thở của họ ngày ngày.

Thực tế minh chứng một điều là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực thi sứ mệnh trên cương vị của một người đứng đầu đất nước trong việc bảo vệ sự tồn vong và phát triển đất nước bằng hai con đường song song: luật pháp và văn hoá. Luật pháp là sự nghiêm minh và văn minh của một nhà nước, của một quốc gia, còn văn hoá là tâm hồn và đức hạnh của một dân tộc. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng do Tổng Bí thư đứng đầu là thể hiện sự nghiêm minh của một Nhà nước, và lối sống văn minh của một quốc gia, và công cuộc chấn hưng văn hoá là việc xây dựng nhân cách và tư cách của dân tộc.

3. Tác phẩm về văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được mang tên: "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Đây là tư tưởng lớn xuyên suốt tác phẩm. Ngay từ đề cương về văn hóa năm 1943 của Đảng, ba mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất là: dân tộc hoá, đại chúng hoá và khoa học hoá đã trở thành tư tưởng của Đảng về văn hoá. Văn hoá không phải là sự bất động, văn hoá chính là sự chuyển động không ngừng để hoàn thiện những vẻ đẹp của nó qua thời gian, đồng thời mở ra để tiếp nhận những giá trị mới của mỗi thời đại làm phong phú cho nền văn hoá ấy. Tác phẩm về văn hóa Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mở ra nhiều vẻ đẹp, nhiều cấp độ và nhiều kía cạnh mới mẻ và sâu sắc mang tính tư tưởng về văn hóa trong thời đại mới của dân tộc và thế giới.

Lịch sử thế giới cho thấy có những quốc gia bị đánh mất lãnh thổ địa lý và bị xâm chiếm. Nhưng lãnh thổ văn hoá vẫn còn. Lãnh thổ văn hoá nằm trong tâm hồn và nhân cách của mỗi con người thuộc về nền văn hoá ấy. Khi lãnh thổ văn hoá còn thì lãnh thổ địa lý sẽ được phục dựng trong một lúc nào đó. Lịch sử Việt Nam là một minh chứng hùng hồn cho điều này. Việt Nam bị phong kiến Trung Quốc đô hộ gần 1.000 năm, thực dân Pháp đô hộ gần 100 năm, chiến tranh với người Mỹ gần 20 năm. Nhưng trong suốt những năm tháng dưới ách đô hộ của ngoại bang, văn hóa Việt Nam không bị đồng hóa. Ngược lại, văn hóa Việt Nam đã làm ra sức mạnh Việt Nam để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc mình. Khi bản sắc dân tộc mất thì văn hoá dân tộc mất. Nhưng nếu nền văn hoá dân tộc không có khả năng tiếp nhận những giá trị tinh thần mới của thời đại và thế giới thì nền văn hoá ấy sẽ tách rời khỏi đời sống và nó chỉ còn là một sự bất động. Nó không có khả năng đồng hành và lan toả trong đời sống con người. Nó chỉ là một ký ức và dần dần bị lãng quên trong đời sống. Bởi thế dân tộc hoá và khoa học hoá (sự tiến bộ và văn minh) là những yếu tố sống còn của bất cứ nền văn hoá nào. Và đại chúng hoá là tính ưu việt cao nhất trong sự phát triển của một nền văn hoá. Nghĩa là những giá trị văn hoá phải làm cho mọi người dân được thụ hưởng và trở thành những con người trong vẻ đẹp của nền văn hóa ấy.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đặt văn hoá lên một tầm cao mới. Tất cả những vấn đề mang tính tư tưởng và chiến lược đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm sáng tỏ hơn bao giờ hết trong tác phẩm của mình. Tổng Bí thư đi từ những vấn đề mang tính vi mô đến những vấn đề vĩ mô và ngược lại trong hệ thống lý luận và tư tưởng của mình về văn hoá trong một thời đại mới. Tư tưởng về văn hoá phải được nghị quyết hoá. Nghị quyết là đường lối, là chiến lược nhưng phải được hành động hoá ở mọi lĩnh vực liên quan đến văn hoá và trong đời sống hàng ngày. Chính vậy mà phần 2 của tác phẩm được Tổng Bí thư đề cập đến những vấn đề vi mô một cách vô cùng tinh tế, sâu sắc, đầy trải nghiệm và có sức lan tỏa lớn. Đó là những bài phát biểu trong Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc, trong lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, trong thư gửi báo Văn nghệ Hội nhà văn Việt Nam, trong dịp kỷ niệm thành lập Viện Văn học, trong lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, trong buổi tiếp các đại biểu dự Đại hội gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ, tại Trường Đại học Văn hoá, trong thư gửi Tạp chí nghiên cứu văn học... Tư tưởng của Tổng Bí thư ở đây là văn hoá phải được lan toả và trở thành hành động cụ thể, thiết thực trong mọi ngóc ngách của đời sống. Chỉ như thế văn hoá mới thực thi một cách có sức mạnh nhất sứ mệnh của mình. Văn hoá phải hiển hiện trong tư duy, trong cảm xúc và trong hành động của từng con người, từng bộ phận và cả dân tộc ở mọi nơi mọi lúc.

Chưa bao giờ đất nước Việt Nam cần công cuộc chấn hưng văn hóa như bây giờ. Bởi chỉ có văn hóa mới làm ra tâm hồn, làm ra lý tưởng sống và giá trị sống cho con người và cho dân tộc. Chính vì thế, sự ra đời tác phẩm "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là vô cùng cần thiết, vô cùng quan trọng và thực sự cấp bách đối với sự tồn vong và phát triển của dân tộc trong thời đại này. Đấy là con đường duy nhất để dân tộc Việt Nam giữ được độc lập, tự do của mình, để dân tộc Việt Nam làm ra những giá trị cho nhân loại, để con người Việt Nam sống có giấc mơ làm người chân chính và luôn hành động cho giấc mơ kỳ vĩ đó, để đất nước Việt Nam có quyền kiêu hãnh trước mọi quốc gia. Đấy chính là đích mà mỗi người dân và toàn dân tộc Việt Nam bước tới./.

Đăng lúc: 23/07/2024 09:57:46 (GMT+7)

Sự ra đời tác phẩm "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một sự kiện văn hóa đặc biệt trong một giai đoạn đặc biệt của đất nước.

Tác phẩm đó thể hiện một tư tưởng, một tình yêu dân tộc và sứ mệnh của người đứng đầu đất nước với sự tồn vong và phát triển của dân tộc, với hạnh phúc của nhân dân. Với cách nhìn của cá nhân mình, tôi xin bày tỏ một số điều sau khi đọc tác phẩm này trong một thời đại cũng như trong một thế giới mà tôi đang được sống, được chứng kiến như sau:

1. Ngày 24 tháng 11 năm 2021, Hội nghị văn hoá toàn quốc được tổ chức dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hội nghị diễn ra trong một thời đại mà trong và ngoài nước có quá nhiều biến động và thay đổi. Việt Nam đã và đang có những phát triển hơn bao giờ hết trong nhiều lĩnh vực; chính trị, văn hóa, ngoại giao, kinh tế, giáo dục và tạo được một vị thế công bằng và quan trọng trên thế giới. Nhưng hiện thực cũng cho thấy hay có thể gọi là được ‘’cảnh báo’’ về một hiện trạng trong lẽ sống và lối sống của con người Việt Nam. Không ít những vẻ đẹp của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam đã và đang bị chủ nghĩa thực dụng tấn công và đe dọa. Có lẽ vì điều ấy mà Hội nghị văn hóa toàn quốc được tổ chức sau 75 năm kể từ Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 1946. Cũng vì lý do đó mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đọc một diễn văn vô cùng quan trọng về sứ mệnh của văn hoá đối với sự tồn vong và phát triển của dân tộc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: "Văn hoá là hồn cốt của dân tộc. Văn hoá còn thì dân tộc còn".

Chúng ta đều nhớ, vào ngày 24 tháng 11 năm 1946, Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ nhất được khai mạc trọng thể tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội. Tại Hội nghị này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi ra một chân lý: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.  Và 75 năm sau, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái khẳng định chân lý về sứ mệnh của văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh và mở rộng chiều kích của văn hoá trong một thời đại mới với quá nhiều thách thức đối với sự tồn vong và phát triển của Đảng và của đất nước.

2. Trong cuốn sách quan trọng này, các bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dựng lên một hệ thống lý luận đầy tính khoa học có tính nền tảng về văn hoá và dân tộc, về truyền thống và hiện đại, về phẩm giá con người và lý tưởng. Từ đó đã làm hiện lên tư tưởng của Tổng Bí thư về văn hoá một cách thực tiễn nhất, khoa học nhất và nhân văn nhất. Khẳng định về văn hoá là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định mục đích sống, giá trị sống và nhân cách sống của một con người cũng như của một dân tộc. Tổng Bí thư khẳng định khi một con người sống phi văn hoá là một con người có những hành động "ti tiện, đớn hèn, phi pháp và bỉ ổi". Khi nói đến điều đó với những từ ngữ như vậy, chúng ta nhận ra nỗi đau đớn, sự nổi giận của lương tri của người đứng đầu đất nước trước những hành động phi văn hoá, phản văn hoá trong xã hội, đặc biệt trong hệ thống chính trị. Tổng Bí thư cũng nhận ra kẻ thù của dân tộc được đội lốt đạo đức. Tổng Bí thư từng nói: "Đừng thấy đỏ mà tưởng chín", "Chân mình thì lấm bê bê/ Lại cầm bó đuốc đi rê chân người". Đấy là một lối sống giả dối và suy đồi. Đối với một Đảng cầm quyền, những đảng viên có lối sống như vậy chính là những vết hoại tử trong hệ thống chính trị, có nguy cơ tới sự tồn vong của Đảng. Và đối với một đất nước, những con người có lối sống như vậy chính là những ổ dịch bệnh sẽ giết chết nhân tính của một dân tộc.

Rất nhiều người Việt Nam còn nhớ tới một hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự chia sẻ sâu sắc, niềm cảm thông lớn lao và lòng kính trọng với người đứng đầu đất nước. Đó là hình ảnh Tổng Bí thư đã phải rơi nước mắt trong một hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cho dù chỉ là trong một giai đoạn ngắn ngủi nào đó, chân chính không thắng được bất chính, sự dâng hiến cho con người, cho dân tộc không thắng được sự ích kỷ và lòng tham vô độ. Đấy cũng là một trong những lý do mà Tổng Bí thư đã tiến hành công cuộc chống tham nhũng trong những năm vừa qua. Và lớn hơn, Tổng Bí thư thấu hiểu một cách sâu sắc nhất sứ mệnh của văn hoá đối với một dân tộc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: "Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng". Khi con người sống với một tâm hồn phong phú, sống có tình thương, có lòng nhân ái, sống vì lẽ phải và sự công bằng thì con người biết sống vì người khác, vì dân tộc, có lòng tự trọng để vượt qua nhũng cám dỗ thấp hèn. Thực tế không ít các cán bộ đảng viên có chức quyền đã gục ngã trước những cám dỗ của đồng tiền. Trong cách nhìn của cá nhân tôi, những đảng viên đó gục gã trước những cám dỗ vật chất không phải do các quy định, do sự giám sát trong hệ thống chính trị mà cụ thể là trong tổ chức Đảng ở các cấp lỏng lẻo mà bởi văn hoá đã không lọt được vào bên trong con người họ. Những vẻ đẹp tràn ngập nhân tính của văn hóa không trở thành khí thở của họ ngày ngày.

Thực tế minh chứng một điều là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực thi sứ mệnh trên cương vị của một người đứng đầu đất nước trong việc bảo vệ sự tồn vong và phát triển đất nước bằng hai con đường song song: luật pháp và văn hoá. Luật pháp là sự nghiêm minh và văn minh của một nhà nước, của một quốc gia, còn văn hoá là tâm hồn và đức hạnh của một dân tộc. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng do Tổng Bí thư đứng đầu là thể hiện sự nghiêm minh của một Nhà nước, và lối sống văn minh của một quốc gia, và công cuộc chấn hưng văn hoá là việc xây dựng nhân cách và tư cách của dân tộc.

3. Tác phẩm về văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được mang tên: "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Đây là tư tưởng lớn xuyên suốt tác phẩm. Ngay từ đề cương về văn hóa năm 1943 của Đảng, ba mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất là: dân tộc hoá, đại chúng hoá và khoa học hoá đã trở thành tư tưởng của Đảng về văn hoá. Văn hoá không phải là sự bất động, văn hoá chính là sự chuyển động không ngừng để hoàn thiện những vẻ đẹp của nó qua thời gian, đồng thời mở ra để tiếp nhận những giá trị mới của mỗi thời đại làm phong phú cho nền văn hoá ấy. Tác phẩm về văn hóa Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mở ra nhiều vẻ đẹp, nhiều cấp độ và nhiều kía cạnh mới mẻ và sâu sắc mang tính tư tưởng về văn hóa trong thời đại mới của dân tộc và thế giới.

Lịch sử thế giới cho thấy có những quốc gia bị đánh mất lãnh thổ địa lý và bị xâm chiếm. Nhưng lãnh thổ văn hoá vẫn còn. Lãnh thổ văn hoá nằm trong tâm hồn và nhân cách của mỗi con người thuộc về nền văn hoá ấy. Khi lãnh thổ văn hoá còn thì lãnh thổ địa lý sẽ được phục dựng trong một lúc nào đó. Lịch sử Việt Nam là một minh chứng hùng hồn cho điều này. Việt Nam bị phong kiến Trung Quốc đô hộ gần 1.000 năm, thực dân Pháp đô hộ gần 100 năm, chiến tranh với người Mỹ gần 20 năm. Nhưng trong suốt những năm tháng dưới ách đô hộ của ngoại bang, văn hóa Việt Nam không bị đồng hóa. Ngược lại, văn hóa Việt Nam đã làm ra sức mạnh Việt Nam để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc mình. Khi bản sắc dân tộc mất thì văn hoá dân tộc mất. Nhưng nếu nền văn hoá dân tộc không có khả năng tiếp nhận những giá trị tinh thần mới của thời đại và thế giới thì nền văn hoá ấy sẽ tách rời khỏi đời sống và nó chỉ còn là một sự bất động. Nó không có khả năng đồng hành và lan toả trong đời sống con người. Nó chỉ là một ký ức và dần dần bị lãng quên trong đời sống. Bởi thế dân tộc hoá và khoa học hoá (sự tiến bộ và văn minh) là những yếu tố sống còn của bất cứ nền văn hoá nào. Và đại chúng hoá là tính ưu việt cao nhất trong sự phát triển của một nền văn hoá. Nghĩa là những giá trị văn hoá phải làm cho mọi người dân được thụ hưởng và trở thành những con người trong vẻ đẹp của nền văn hóa ấy.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đặt văn hoá lên một tầm cao mới. Tất cả những vấn đề mang tính tư tưởng và chiến lược đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm sáng tỏ hơn bao giờ hết trong tác phẩm của mình. Tổng Bí thư đi từ những vấn đề mang tính vi mô đến những vấn đề vĩ mô và ngược lại trong hệ thống lý luận và tư tưởng của mình về văn hoá trong một thời đại mới. Tư tưởng về văn hoá phải được nghị quyết hoá. Nghị quyết là đường lối, là chiến lược nhưng phải được hành động hoá ở mọi lĩnh vực liên quan đến văn hoá và trong đời sống hàng ngày. Chính vậy mà phần 2 của tác phẩm được Tổng Bí thư đề cập đến những vấn đề vi mô một cách vô cùng tinh tế, sâu sắc, đầy trải nghiệm và có sức lan tỏa lớn. Đó là những bài phát biểu trong Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc, trong lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, trong thư gửi báo Văn nghệ Hội nhà văn Việt Nam, trong dịp kỷ niệm thành lập Viện Văn học, trong lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, trong buổi tiếp các đại biểu dự Đại hội gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ, tại Trường Đại học Văn hoá, trong thư gửi Tạp chí nghiên cứu văn học... Tư tưởng của Tổng Bí thư ở đây là văn hoá phải được lan toả và trở thành hành động cụ thể, thiết thực trong mọi ngóc ngách của đời sống. Chỉ như thế văn hoá mới thực thi một cách có sức mạnh nhất sứ mệnh của mình. Văn hoá phải hiển hiện trong tư duy, trong cảm xúc và trong hành động của từng con người, từng bộ phận và cả dân tộc ở mọi nơi mọi lúc.

Chưa bao giờ đất nước Việt Nam cần công cuộc chấn hưng văn hóa như bây giờ. Bởi chỉ có văn hóa mới làm ra tâm hồn, làm ra lý tưởng sống và giá trị sống cho con người và cho dân tộc. Chính vì thế, sự ra đời tác phẩm "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là vô cùng cần thiết, vô cùng quan trọng và thực sự cấp bách đối với sự tồn vong và phát triển của dân tộc trong thời đại này. Đấy là con đường duy nhất để dân tộc Việt Nam giữ được độc lập, tự do của mình, để dân tộc Việt Nam làm ra những giá trị cho nhân loại, để con người Việt Nam sống có giấc mơ làm người chân chính và luôn hành động cho giấc mơ kỳ vĩ đó, để đất nước Việt Nam có quyền kiêu hãnh trước mọi quốc gia. Đấy chính là đích mà mỗi người dân và toàn dân tộc Việt Nam bước tới./.

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC

Địa chỉ: Phú Hậu 1, Xã Trường Xuân, Huyện Thọ Xuân SĐT: 0374408758 Email: [email protected]

Trong không khí thắm đượm tinh thần đại đoàn kết, sáng 14/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân thôn 5 xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Cổng TTĐT Học viện ANND trân trọng giới thiệu bài phát biểu.

Tôi có vinh dự được quen biết anh Nguyễn Phú Trọng khá sớm, từ khi học nghiên cứu sinh khoá III (1973 - 1975) tại Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc - nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (anh Trọng học nghiên cứu sinh kinh tế chính trị, còn tôi học nghiên cứu sinh triết học). Sau này, anh Trọng và tôi đều đi học ở Viện Hàn lâm khoa học xã hội trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (AON) theo chế độ thực tập sinh, có viết và bảo vệ luận án tiến sĩ. Do kết hợp được đào tạo bài bản về lý luận chính trị với rèn luyện thực tiễn, trải nghiệm qua công tác lãnh đạo, quản lý thông qua nhiều chức vụ cao cấp khác nhau mà anh Trọng đảm nhiệm nhiều trọng trách (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam 3 nhiệm kỳ, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản…) nên đã rèn luyện anh Nguyễn Phú Trọng trở thành nhà lý luận xuất sắc của Đảng và Nhà nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, mẫu mực, có tầm nhìn chiến lược, đặc biệt là có tư duy lý luận sắc sảo.

Một nét nổi bật trong hoạt động lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng là rất coi trọng vai trò của công tác lý luận, của nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng trong nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ là Ủy viên Bộ Chính trị, được Bộ Chính trị phân công phụ trách công tác lý luận của Đảng. Đồng chí đã từng phụ trách hoặc trực tiếp làm người đứng đầu hai cơ quan lý luận lớn của Đảng là Hội đồng Lý luận Trung ương và Tạp chí Cộng sản. Là người đã có nhiều năm công tác ở Hội đồng Lý luận Trung ương và Tạp chí Cộng sản nên tôi biết rất rõ sự quan tâm sâu sát của Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đối với hai cơ quan này. Đồng chí thường xuyên thăm hỏi, theo dõi tình hình hoạt động, những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của hai cơ quan, những khó khăn, vướng mắc cần phải giải quyết. Khi cần, Đồng chí cho gọi trực tiếp tôi lên báo cáo, khi tôi làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản hoặc khi tôi làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương. Tôi nhớ trước đây, có thời kỳ đồng chí Nguyễn Phú Trọng vừa làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, vừa làm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, mặc dù công việc rất nhiều, rất bận rộn, nhưng Đồng chí vẫn thu xếp, dành thời gian để làm việc ở Hội đồng Lý luận Trung ương. Đồng chí quy định hằng tuần vào 8 giờ sáng thứ tư phải họp Thường trực Hội đồng để rà soát công việc, bàn phương hướng, nhiệm vụ cho thời gian tiếp theo. Đồng chí chủ trương, khoảng 3 tháng một lần sẽ làm việc với Hội đồng để nghe phản ánh tình hình và kết quả hoạt động; cùng dự, có đại diện lãnh đạo của một số Ban (Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương), Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Tài chính để cùng giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho Hội đồng hoạt động và phát huy vai trò của mình. Trước đây, cũng có ý kiến đề nghị xem lại sự tồn tại của Hội đồng Lý luận Trung ương có cần thiết hay không, nhưng đồng chí Nguyễn Phú Trọng kiên quyết phản đối ý kiến đó. Đồng chí khẳng định, Hội đồng Lý luận Trung ương là tổ chức do Bộ Chính trị lập ra nhằm phục vụ cho sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, là cơ quan tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề lý luận chính trị, làm cơ sở cho việc hoạch định, hoàn thiện, phát triển đường lối, chính sách của Đảng, những chương trình, đề tài khoa học cấp nhà nước về lý luận chính trị phục vụ trực tiếp công tác lãnh đạo của Đảng. Thực tế hoạt động mấy chục năm qua cho thấy, Hội đồng đã phát huy rất tốt vai trò, nhiệm vụ của mình phục vụ cho công tác lãnh đạo của Đảng, nghiên cứu, đề xuất những luận cứ lý luận đấu tranh, bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch và trực tiếp tham gia đấu tranh bác bỏ những quan điểm sai, trái với đường lối, quan điểm của Đảng. Hội đồng Lý luận Trung ương thường được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị giao nhiệm vụ là cơ quan thường trực của các đợt tổng kết lý luận - thực tiễn lớn của Đảng, như tổng kết 20 năm đổi mới, 30 năm đổi mới, 40 năm đổi mới. Hội đồng góp phần to lớn vào việc chuẩn bị Văn kiện các kỳ đại hội của Đảng, chuẩn bị dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, tham gia đối thoại với những người có ý kiến khác hoặc trái với quan điểm của Đảng; soạn thảo các tác phẩm lý luận để phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, quan điểm, đường lối của Đảng. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng thường đọc các ấn phẩm của Hội đồng, hoan nghênh và cho ý kiến nhận xét, góp ý cho chúng tôi về những ấn phẩm của Hội đồng.

Tạp chí Cộng sản là nơi đồng chí Nguyễn Phú Trọng gắn bó rất nhiều năm vì đã từng công tác từ biên tập viên, phó trưởng ban, trưởng ban, Ủy viên Ban Biên tập, rồi lên Phó Tổng Biên tập, Tổng Biên tập. Trưởng thành, phát triển từ Tạp chí, Đồng chí thường xuyên thăm, làm việc với Bộ Biên tập Tạp chí, cho những ý kiến góp ý về công tác của Tạp chí để làm sao nâng cao hơn nữa chất lượng của Tạp chí. Đồng chí thường xuyên viết bài cho Tạp chí, nhất là những bài “đinh chốt”, phản ánh những quan điểm lớn của Đảng, những vấn đề quan trọng trong đường lối của Đảng. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Đồng chí có bài viết quan trọng “Vì sao Liên Xô sụp đổ”, phân tích một cách thuyết phục nguyên nhân của sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội Xô-viết, góp phần vào công tác tư tưởng - lý luận của Đảng, củng cố niềm tin cho cán bộ và nhân dân ta vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, phê phán các quan điểm sai trái, xuyên tạc lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Sau khi Liên Xô tan rã, có ý kiến đề nghị cần đổi tên “Tạp chí Cộng sản” thành “Tạp chí Học tập” (lấy lại tên cũ), nhưng Đồng chí không tán thành và đề nghị Tạp chí vẫn giữ lại tên “Tạp chí Cộng sản”. Điều đó thể hiện sự kiên định với lý tưởng cộng sản, dù thời cuộc có thay đổi.

Là người thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn như là nguyên tắc tối cao của lý luận cách mạng; nguyên tắc cao nhất trong việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng chí rất coi trọng việc tổng kết thực tiễn, để qua đó phát triển lý luận. Trong những năm cuối đời, mặc dù sức khỏe giảm sút và bận trăm công, nghìn việc, nhưng Đồng chí vẫn dành nhiều thời gian, công sức để viết các tác phẩm lớn về lý luận, như lý luận về văn hóa, về xây dựng Đảng, về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc; về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; về đối ngoại, ngoại giao; về xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt là tác phẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tác phẩm này là sự tổng kết sâu sắc, toàn diện lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, dựa trên thực tiễn 40 năm đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước cũng như khái quát kinh nghiệm quốc tế về chủ nghĩa xã hội trong sự so sánh với chủ nghĩa tư bản để làm nổi bật lên những đặc trưng khác biệt của chủ nghĩa xã hội, làm rõ những ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đã được cải cách, đổi mới. Những tác phẩm lý luận của Đồng chí đã đóng góp vào kho tàng lý luận của Đảng, bổ sung cho lý luận về đường lối đổi mới từ thực tiễn Việt Nam.

Qua nhiều năm làm việc với đồng chí Nguyễn Phú Trọng, tôi nhận thấy Đồng chí có năng khiếu đặc biệt trong việc tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận. Vì vậy, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị thường phân công đồng chí Nguyễn Phú Trọng chủ trì nhiều cuộc tổng kết, soạn thảo Cương lĩnh, ví dụ như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), xây dựng dự thảo các văn kiện đại hội Đảng toàn quốc, nhất là Báo cáo chính trị của Đại hội. Tôi có vinh dự được làm việc nhiều lần với đồng chí Nguyễn Phú Trọng để xây dựng các văn kiện (chẳng hạn, xây dựng Báo cáo Tổng kết 20 năm đổi mới, tôi được giao làm Tổ trưởng Tổ Biên tập hoặc xây dựng Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, tôi được phân công làm Thường trực Tổ Biên tập chuyên trách). Khi gặp những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, tôi đăng ký gặp Tổng Bí thư để xin ý kiến chỉ đạo. Đồng chí Tổng Bí thư dặn tôi, ý kiến khác nhau là chuyện bình thường, mình phải để cho anh em tự do trao đổi, thảo luận trong quá trình còn suy nghĩ, tìm tòi, chưa nên chốt cứng ngay vội; chỉ những vấn đề nào đã rõ, đã chín thì mới chốt. Qua đó, tôi đã học được rất nhiều cách làm việc dân chủ, khoa học của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Đồng chí nói, nên học tập cách làm văn kiện của đồng chí Đào Duy Tùng (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư khóa VII).

Được Trung ương phân công vào Ban chỉ đạo Tổng kết 20 năm đổi mới, trực tiếp làm Tổ trưởng Tổ Biên tập, tôi đã tháp tùng đồng chí Nguyễn Phú Trọng đi xuống một số địa phương để tổng kết thực tiễn (ví dụ, như đến các huyện Thọ Xuân, Nga Sơn… của tỉnh Thanh Hóa hoặc đến các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang…). Khi xuống các địa phương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ làm việc với các cán bộ chủ chốt, mà còn trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với bà con nhân dân để qua đó, hiểu sâu thêm tâm tư, tình cảm, đời sống của nhân dân. Ở đồng chí Nguyễn Phú Trọng toát lên con người sống điềm đạm, hiền hòa, giản dị, chân thành, khiêm tốn, liêm khiết, gần gũi với nhân dân, không quan cách, nhưng rất kiên quyết, triệt để trong đấu tranh phòng chống tham nhũng. Bởi vậy, Đồng chí được nhân dân kính trọng, tin yêu, quý mến, ngưỡng mộ gọi Ông là “Người đốt lò vĩ đại”. Tôi tiếp xúc nhiều với đồng chí Nguyễn Phú Trọng, nhưng chưa bao giờ thấy Đồng chí nổi nóng, cáu giận với ai. Điều đó cũng thể hiện phần nào nhân cách lớn của người cộng sản và nhân cách đó lan tỏa sang cả gia đình, vợ con Đồng chí.

Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần là một tổn thất to lớn đối với Đảng và nhân dân ta. Đảng ta mất đi một nhà lãnh đạo xuất sắc, tài đức vẹn toàn. Chúng tôi mất đi người Anh Cả nhân hậu, chí tình, người đồng chí gương mẫu, chu toàn.

Chúng tôi xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Đồng chí và nguyện mãi mãi noi gương, đi theo con đường cách mạng của Đồng chí./.