Tại Mục 4 Công văn 4421/BVHTTDL-PC năm 2024 quy định các cơ quan, đơn vị, các Sở có thể tham khảo sử dụng các khẩu hiệu tuyên truyền Ngày Pháp luật Việt Nam 9 11 2024 (Khẩu hiệu tuyên truyền Ngày pháp luật Việt Nam 2024) như sau:
Tại Mục 4 Công văn 4421/BVHTTDL-PC năm 2024 quy định các cơ quan, đơn vị, các Sở có thể tham khảo sử dụng các khẩu hiệu tuyên truyền Ngày Pháp luật Việt Nam 9 11 2024 (Khẩu hiệu tuyên truyền Ngày pháp luật Việt Nam 2024) như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 như sau:
Bên cạnh đó, tại Điều 5 Nghị định 28/2013/NĐ-CP cũng quy định tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam 9 11 hằng năm như sau:
Theo đó, Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày 9/11.
Năm 2024, Ngày Pháp luật Việt Nam 9 11 rơi vào thứ bảy (nhằm ngày 09 tháng 10 âm lịch), kỷ niệm 78 năm Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11/1946 - 9/11/2024).
Ngày Pháp luật Việt Nam vào ngày 9/11 gắn liền với dấu mốc quan trọng là ngày bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thông qua vào năm 1946. Hiến pháp năm 1946 là một sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu bước đầu tiên trong việc xây dựng nền tảng pháp lý của quốc gia.
Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật trong xã hội, và khuyến khích mọi người tuân thủ, chấp hành pháp luật. Ngày Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11 cũng nhằm nhắc nhở mọi người về vai trò quan trọng của pháp luật trong đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước.
Ngày Pháp luật Việt Nam 9 11 năm 2024 kỷ niệm năm thứ bao nhiêu? Ngày 9 tháng 11 có sự kiện gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 6 Nghị định 28/2013/NĐ-CP quy định về nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam như sau:
Theo đó, Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 được tổ chức với các nội dung sau đây:
- Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội;
- Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật;
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
- Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;
- Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật;
- Nội dung khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Và theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 28/2013/NĐ-CP thì trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam được quy định như sau:
- Hằng năm, Bộ Tư pháp hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật trong phạm vi cả nước;
- Trên cơ sở hướng dẫn tổ chức Ngày Pháp luật của Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn về nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật cho các tổ chức thành viên.
Diễn biến vụ tấn công khủng bố hàng loạt sáng 11-9-2001 - Nguồn: FBI - Đồ họa: TẤN ĐẠT - Dữ liệu: BẢO DUY
"Đây là một cuộc tấn công chưa từng có trong lịch sử khủng bố, xét về quy mô của nó. Đây là cuộc tấn công quy mô lớn nhất của một lực lượng nước ngoài trên đất Mỹ", học giả Brian Michael Jenkins của tổ chức nghiên cứu RAND nói về vụ khủng bố ngày 11-9-2001.
Vào ngày này, 19 tên khủng bố Al Qaeda đã khống chế 4 máy bay thương mại của hai hãng hàng không United Airlines và American Airlines.
Hai chiếc Boeing 767 lần lượt đâm vào hai tòa tháp đôi thuộc khu phức hợp Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) ở thành phố New York, kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ 7 tòa tháp trong khu vực.
Tại thủ đô Washington D.C, một chiếc Boeing 757 của Hãng American Airlines đâm vào phía tây trụ sở Lầu Năm Góc gây ra đám cháy kinh hoàng, giết chết toàn bộ 64 người trên máy bay (bao gồm 5 tên khủng bố) và 125 người trên mặt đất.
Các góc quay khác nhau ghi lại khoảnh khắc kinh hoàng khi chiếc Boeing 767 thứ hai đâm vào tòa WTC 2 (tháp nam) lúc 9h03 sáng 11-9-2001 - Nguồn: YOUTUBE
Sau vụ tấn công tại Lầu Năm Góc, toàn bộ không phận Mỹ trở thành vùng cấm bay. Tuy nhiên, vẫn có một chiếc máy bay bất tuân.
Đó là một chiếc Boeing 757 thuộc Chuyến bay 93 của Hãng United Airlines bị 4 tên không tặc khống chế. Do chuyến bay cất cánh trễ, phi hành đoàn và hành khách đã kịp nghe về vụ tấn công tại New York.
Các hành khách trên máy bay quyết định chống lại bọn không tặc khiến máy bay rơi xuống Shanksville, bang Pennsylvania lúc 10h03.
Không ai biết được mục tiêu cuối cùng của bọn không tặc trên Chuyến bay 93 là gì, song theo các nhà điều tra, nếu không nhờ hành động dũng cảm của các hành khách, Điện Capitol - nơi đặt trụ sở Quốc hội Mỹ - hoặc Nhà Trắng có thể đã bị phá hủy.
Khói bốc lên từ tòa WTC 1 (tháp bắc) sau cú đâm lúc 8h46 sáng 11-9-2001. Người dân và truyền hình Mỹ thoạt đầu nghĩ rằng đây chỉ là một tai nạn liên quan máy bay dân sự cỡ nhỏ - Ảnh: AP
Người Mỹ đứng xem hậu quả của cú đâm vào tòa WTC 1. Theo bộ phim tài liệu "Bước ngoặt" của Netflix, những người không chứng kiến trực tiếp đều nghĩ rằng đây là tai nạn do một phi công kém cỏi nào đó điều khiển máy bay cỡ nhỏ - Ảnh: AP
Khoảnh khắc chiếc Boeing 767 thứ hai đâm vào tòa WTC 2 (tháp nam), khoảng 18 phút sau khi chiếc Boeing 767 đầu tiên đâm vào tòa WTC 1 (tháp bắc) - Ảnh: REUTERS
Cú đâm thứ hai vào tòa WTC 2 khiến tất cả người Mỹ nhận ra chẳng có tai nạn nào cả mà đây là vụ tấn công vào các biểu tượng của nước Mỹ. Vụ tấn công xảy ra trong lúc việc sơ tán và cứu hỏa đang được thực hiện ở tòa WTC 1 và 2 - Ảnh: REUTERS
Hàng trăm người ở các tầng cao của hai tòa tháp đôi bị mắc kẹt. Đã có những người tuyệt vọng, không chịu nổi sức nóng đã nhảy xuống... - Ảnh: AP
Trong các bộ phim tài liệu về ngày kinh hoàng 11-9, nhiều nhân chứng cho biết khoảnh khắc đó trong đầu họ chỉ có những câu hỏi như "Vì sao nước Mỹ bị tấn công? Ai là kẻ đã gây ra việc này?" - Ảnh: AP
Chiếc Boeing 757 đâm vào Lầu Năm Góc lúc 9h37 sáng 11-9-2001 - Nguồn: YOUTUBE AP NEWS
Trụ sở Lầu Năm Góc bị đổ sụp một phần sau vụ tấn công. Nhiên liệu từ máy bay tràn ra ngoài tạo ra đám cháy lớn - Ảnh: REUTERS
64 người trên máy bay (bao gồm 5 tên khủng bố) và 125 người tại Lầu Năm Góc thiệt mạng khi máy bay đâm thẳng vào nơi họ làm việc - Ảnh: REUTERS
Các nhà điều tra xem xét địa điểm chiếc Boeing 757 của Chuyến bay 93 rơi tại Shanksville, bang Pennsylvania. Hành động dũng cảm của hành khách trên Chuyến bay 93 của Hãng United Airlines làm thất bại âm mưu tấn công thứ tư của bọn khủng bố. Đây là chiếc máy bay cuối cùng bị không tặc khống chế trong ngày 11-9 - Ảnh: REUTERS
Lúc 9h59, tòa WTC 2 sụp đổ và chỉ 29 phút sau, đến lượt tòa WTC 1. Hàng ngàn người, trong đó có cảnh sát và lính cứu hỏa cùng các nhân viên văn phòng bị mắc kẹt, bị chôn vùi ngay lập tức - Ảnh: AFP
Những người Mỹ ở gần khu phức hợp WTC hoảng loạn bỏ chạy trong khói bụi, tro tàn - Ảnh: AP
Một lính cứu hỏa được các đồng đội tìm thấy và đưa ra khỏi đống đổ nát của hai tòa tháp đôi. Việc tìm kiếm người mất tích hết sức khó khăn trong những ngày sau đó khi không thể dùng máy móc hạng nặng để đào bới. Các nỗ lực bốc dỡ gần như được tiến hành bằng tay - Ảnh: AP
Sau hai tòa tháp đôi, các tòa WTC khác trong khu phức hợp cũng lần lượt đổ xuống, với tòa WTC 7 là tòa cuối cùng. Trong ảnh: Lính cứu hỏa giữa đống đổ nát của hai tòa tháp đôi - Ảnh: AP
Khói đen bốc lên từ khu phức hợp WTC. Bụi và các chất độc hại phát tán ra môi trường sau vụ tấn công đã ảnh hưởng trực tiếp đến lính cứu hỏa và các nhân viên cứu hộ đến hiện trường đầu tiên. Theo trang History, chỉ tính riêng trong ngày 11-9 đã có 300 lính cứu hỏa nhập viện vì các vấn đề về mắt và hô hấp - Ảnh: AP
Nước Mỹ đã nhanh chóng tìm ra kẻ đứng sau vụ tấn công kinh hoàng là Osama bin Laden, thành viên của một gia tộc giàu có ở Saudi Arabia và là người sáng lập tổ chức khủng bố Al Qaeda. Y bị tiêu diệt năm 2011 sau nhiều năm lẩn trốn tại Pakistan. Trong ảnh: Một tờ báo New York dành trang bìa đăng lệnh truy nã bin Laden trong số báo ra ngày 18-9-2001, đúng một tuần sau sự kiện - Ảnh: REUTERS
Khu phức hợp WTC ngày nay đã thay đổi hoàn toàn, với nền móng của hai tòa tháp đôi trở thành "Địa điểm số 0", nơi người ta xây dựng hai hồ nước và tòa nhà tưởng niệm các nạn nhân. Năm 2007, tòa WTC 7 được mở cửa sau quá trình xây mới hoàn toàn, đánh dấu sự hồi sinh của khu phức hợp WTC. Trong ảnh: Đèn công suất cao được rọi thẳng lên trời, tượng trưng cho hai tòa tháp đôi đã sụp đổ - Ảnh: REUTERS
Bảng khắc tên các nạn nhân tại khu tưởng niệm WTC. Các công trình tưởng niệm cũng được dựng lên tại Lầu Năm Góc và nơi Chuyến bay 93 lao xuống đất. Mỗi năm, cứ đến ngày 11-9 lại có nhiều người về các khu tưởng niệm để đặt hoa và đứng trầm mặc, tưởng nhớ người đã khuất - Ảnh: REUTERS
Theo Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), vụ khủng bố hàng loạt ngày 11-9-2001 đã tước đi mạng sống của 2.976 người (không bao gồm 19 tên khủng bố). Trong đó, chỉ tính riêng tại khu phức hợp WTC là 2.752 người, với gần một nửa trong số này vẫn chưa được nhận dạng đến tận hôm nay.
Vụ tấn công đã làm thay đổi gần như mọi mặt của nước Mỹ. Sau cuộc tấn công, chính quyền Tổng thống George W. Bush phát động cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, dẫn tới việc Mỹ phát động cuộc chiến tại Afghanistan ngay trong năm 2001.
Cuộc sống của người Mỹ cũng thay đổi với các quy định an toàn hàng không mới và sự giám sát, do thám ngày càng tăng của các cơ quan tình báo nội địa Mỹ.
TTO - Cơ quan Mật vụ Mỹ mới đây công bố những bức ảnh chưa từng công bố về vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11-9, khơi dậy những cảm xúc 'không bao giờ quên' từ cách đây 2 thập kỷ.