Cho tôi hỏi, đối với những người cao tuổi mà không nhận lương hưu thì khi mất cóđượcnhận trợ cấp của Nhà nước hay không và mức trợ cấp là bao nhiêu?
Cho tôi hỏi, đối với những người cao tuổi mà không nhận lương hưu thì khi mất cóđượcnhận trợ cấp của Nhà nước hay không và mức trợ cấp là bao nhiêu?
Có thể thấy, điều kiện để hưởng trợ cấp mai táng khi người thân của mình qua đời tùy thuộc vào loại bảo hiểm xã hội mà người đó tham gia. Nhưng không phải ai cũng đủ điều kiện để hưởng trợ cấp mai táng, các trường hợp sau đây theo pháp luật quy định sẽ được hưởng trợ cấp mai táng:
- Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, các trường hợp sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng theo khoản 1, Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng
a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
- Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện, quy định tại khoản 1, Điều 80 Luật bảo hiểm xã hội 2014 gồm các trường hợp sau:
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng
a) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên;
Như vậy, đối tượng được hưởng trợ cấp mai táng của người đóng bảo hiểm xã hội và người đóng bảo hiểm tự nguyện là khác nhau. Tùy vào từng trường hợp mà người lo mai táng có thể nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội để được hỗ trợ giải quyết theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, trợ cấp mai táng được chia ra đối với người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Đối với trợ cấp mai táng của người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức trợ cấp mai táng 01 lần như sau:
"Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết."
Theo khoản 2 Điều 80 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức trợ cấp mai táng đối với người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
“Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.”
Thêm vào đó, mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP. Từ đó suy ra, mức trợ cấp mai táng phí hiện nay là 1.800.000 x 10 = 18.000.000 đồng.
Như vậy, mức hưởng trợ cấp mai táng của người đóng bảo hiểm bắt buộc và người đóng bảo hiểm tự nguyện là như nhau: bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người đó chết. Tuy nhiên, đối với người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu thỏa mãn yêu cầu theo pháp luật quy định, người lo mai táng sẽ được nhận trợ cấp mai táng 01 lần.
Căn cứ khoản 16 Mục I Thủ tục hành chính mới, sửa đổi lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 697/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định về thủ tục hành chính cấp tỉnh như sau:
Bước 1: Gia đình, cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức mai táng cho người khuyết tật làm hồ sơ theo quy định, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng bao gồm:
+ Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân đứng ra tổ chức mai táng cho đối tượng theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Bản sao giấy chứng tử của đối tượng;
+ Bản sao quyết định hoặc danh sách thôi hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định hỗ trợ chi phí mai táng.
Như vậy, theo quy định trên, ta thấy người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng và phải làm hồ sơ xin hỗ trợ theo trình tự, thủ tục luật định.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Thủ tục hưởng mai táng phí cho người khuyết tật năm 2024
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ chính sách trực tuyến 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Theo Khoản 4 Điều 6 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 quy định: Khi người có công với cách mạng chết, người hoặc tổ chức thực hiện mai táng được hưởng trợ cấp mai táng theo mức quy định của pháp luật về BHXH…
Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản này đồng thời thuộc đối tượng hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về BHXH thì hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về BHXH…
Như vậy, khi đối tượng là người có công với cách mạng đồng thời là người đang hưởng lương hưu chết thì thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật BHXH.
Trợ cấp mai táng là một vấn đề khiến nhiều người quan tâm khi tham gia bảo hiểm xã hội. Việc hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội khi người thân của mình qua đời kiến thức pháp lý mà ai cũng nên hiểu và nắm rõ. Vậy, trợ cấp mai táng là gì? Mức hưởng trợ cấp mai táng khi người thân qua đời là bao nhiêu? Điều kiện để hưởng trợ cấp mai táng?
Đầu tiên, mai táng được định nghĩa là việc thực hiện lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết ở một địa điểm dưới mặt đất theo Khoản 5 Điều 2 Nghị định 23/2016/NĐ-CP về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.
Trợ cấp mai táng có thể hiểu đơn giản là một khoản phí mà bảo hiểm xã hội chi trả cho người lo mai táng khi người thân của mình qua đời.
Vậy, trợ cấp mai táng là mức phí mà người lo mai táng nhận được từ bảo hiểm xã hội khi người thân của mình qua đời nếu thuộc những trường hợp mà pháp luật quy định được hưởng trợ cấp mai táng.
Căn cứ Điều 16 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 16. Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ chi phí mai táng
1. Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật sống tại hộ gia đình được quy định như sau:
a) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
b) Hệ số hai phẩy năm (2,5) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em;
c) Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật nặng;
d) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật nặng là người cao tuổi, người khuyết tật nặng là trẻ em.
2. Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau quy định tại Khoản 1 Điều này thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất.…
3. Người khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều này đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng bằng mức hỗ trợ mai táng đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các mức hỗ trợ chi phí mai táng khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất”
Theo quy định tại khoản 3 điều 16 nêu trên, chỉ có người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng đang hưởng trợ cấp khuyết tật hàng tháng khi chết mới có chế độ hỗ trợ mai táng. Chính vì vậy, người khuyết tật nhẹ khi chết sẽ không được hỗ trợ tiền mai táng do đối tượng này không được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng.
Mức hỗ trợ mai táng cho người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng chết bằng với mức hưởng tiền mai táng của những đối tượng đang nhận chế độ bảo trợ xã hội hàng tháng như: người cao tuổi, trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng, người đơn thân nghèo…