Các đại học công lập trích 5% nguồn thu học phí để chi học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên, giảm so với mức 8% hiện nay, theo dự kiến của Bộ Giáo dục.
Các đại học công lập trích 5% nguồn thu học phí để chi học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên, giảm so với mức 8% hiện nay, theo dự kiến của Bộ Giáo dục.
Du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản Trong số này, số du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản là đông nhất, lên tới 38.000, chiếm 29,2%. Số du học sinh Việt Nam tại Australia đông thứ hai, với khoảng 31.000 sinh viên, chiếm 23,8%. Số lượng du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ đứng thứ 3, với khoảng 28.000, chiếm 21,5%. Số lượng du học sinh tại Trung quốc là 13.000, chiếm 10%. Số lượng du học sinh tại Anh là 11.000 chiếm 8,4%. Theo báo cáo của Chính phủ, trong tổng số lưu học sinh Việt Nam nói trên, Bộ GD-ĐT đang quản lý, cấp phát học bổng cho 5.519 lưu học sinh đi học có sử dụng ngân sách nhà nước tại 44 nước trên thế giới. Trong số này có 2.501 tiến sĩ, 580 thạc sĩ, 63 thực tập sinh và 2.375 sinh viên đại học. Số lưu học sinh này đi học theo các nguồn kinh phí: Đề án 911, Đề án 599, Đề án Công nghệ sinh học và Thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đề án Hóa dược của Bộ Công Thương và học bổng diện Hiệp định với 20 nước. Bộ GD-ĐT cho biết, số lượng học bổng các nước dành cho Việt Nam ngày càng tăng. Chẳng hạn Hungary từ 5 suất/năm lên 100 suất/năm từ năm 2016. Liên bang Nga từ 400 suất/năm lên 800 suất/năm vào năm 2016 và tiến tới 1.000 suất năm vào năm 2018. Trong nửa cuối năm 2016 dự kiến có khoảng 1.300-1400 lưu học sinh sẽ lên đường đi học theo các diện học bổng trên.
Tỷ lệ tự tử của thanh thiếu niên ở Trung Quốc tăng gấp 4 lần trong hơn một thập niên do phải chịu áp lực lớn về thành tích học tập.
Theo nghiên cứu mới được công bố trên China CDC Weekly- tạp chí chính thức của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, trong 11 năm từ 2010 đến 2021, số trẻ em từ 5-14 tuổi chết vì tự tử đã tăng khoảng 0,2 lên 0,8/100.000 người hàng năm. Con số này đã giảm 7% trong năm 2017 nhưng sau đó lại tăng lên gần 20% trong 4 năm sau đó.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ tự tử ở thanh niên Trung Quốc độ tuổi 15-24 giảm 6,8% mỗi năm trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2017. Tuy nhiên, con số lại tăng lên 19,6% trong 4 năm tiếp theo tính đến 2021- năm có dữ liệu mới nhất. Mức tăng tuy nhỏ về số lượng tuyệt đối, nhưng trái ngược với mức giảm 5,3% hàng năm trong giai đoạn 2010-2021 ở tất cả nhóm tuổi nhờ chương trình sức khỏe tâm thần tại Trung Quốc.
"Những phát hiện này cho thấy các biện pháp can thiệp ngăn chặn tự sát mà chính phủ Trung Quốc thực hiện có thể không giải quyết thỏa đáng nhu cầu của tất cả các nhóm tuổi"- các nhà nghiên cứu cho biết. Họ chỉ ra sức ép học tập là một trong những lý do khiến tỷ lệ tự tử tăng.
Nhiều phụ huynh và giáo viên Trung Quốc tin rằng "thành tích học tập ở trường quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác" và điều này tạo "sức ép rất lớn với giới trẻ", che khuất các vấn đề liên quan sức khỏe tâm thần của các em. Sự cạnh tranh gay gắt để học tốt ở trường khiến cho không ít thanh thiếu niên bị chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng, dẫn đến nguy cơ tự tử gia tăng.
Theo cuộc khảo sát quốc gia năm 2022 ở Trung Quốc, một nửa số người mắc chứng rối loạn trầm cảm là học sinh- sinh viên.
Giới nghiên cứu kêu gọi các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc ưu tiên phát triển chương trình ngăn ngừa tự tử cho trẻ em và thanh thiếu niên, như chương trình hướng tới xác định, đánh giá, quản lý và theo dõi sớm những cá nhân bị ảnh hưởng bởi hành vi tự sát. Các nhà khoa học cũng đề xuất một số chiến lược như hạn chế khả năng tiếp cận các phương tiện dùng để tự tử, hợp tác với giới truyền thông để khuyến khích đưa tin có trách nhiệm về tự tử cũng như thúc đẩy các kỹ năng sống lành mạnh ở thanh thiếu niên.
Các đề xuất trên được đánh giá là phù hợp với mục tiêu của Liên Hợp Quốc là giảm 1/3 tỷ lệ tử vong sớm do các bệnh không lây nhiễm vào năm 2030, trong đó tỷ lệ tự tử là một chỉ số. Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên toàn cầu có hơn 700.000 người tự tử.
Nghiên cứu đăng trên China CDC Weekly cũng chỉ ra, dù tỷ lệ tự tử chung ở Trung Quốc giảm từ 10,88 xuống 5,25/100.000 trong giai đoạn 2010 đến 2021, nhưng chỉ số này tăng lên trong năm 2019 khi Trung Quốc chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Theo giới chuyên gia, tỷ lệ tự tử tăng trong năm đó có thể liên quan đến trầm cảm và lo lắng tăng cao trong thời kỳ đại dịch.
"Nhiều cá nhân bị cô lập xã hội, lo sợ nhiễm virus, căng thẳng dai dẳng và khó khăn tài chính. Tất cả những điều đó đều có liên quan đến nguy cơ tự tử tăng"- các nhà khoa học lý giải.
Cơ hội tiếp cận giáo dục chuẩn Châu Âu cho con cái Chất lượng giáo dục ở các quốc gia Châu Âu tiên tiến như thế nào? Hộ chiếu châu Âu được miễn Visa đến những quốc gia nào?
IBID là đơn vị cung cấp giải pháp định cư an toàn – bền vững với hơn 18 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực di trú. Hợp tác cùng đội ngũ luật sư và chuyên gia dày dặn kinh nghiệm chuyên môn, IBID là tối tác đồng hành tin cậy, hỗ trợ các gia đình Việt tối ưu hóa kế hoạch định cư để đạt được mục tiêu cốt lõi – Trở thành những công dân toàn cầu.
Tất cả thắc mắc liên quan đến các vấn đề định cư và visa Mỹ, xin vui lòng liên hệ ngay với IBID qua Hotline: 0916 220 068 hoặc đến trực tiếp văn phòng IBID tại Tầng 5, Toà nhà Master, 155 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, TP. HCM để trao đổi chi tiết cùng chuyên gia tư vấn định cư.
Theo dõi IBID để cập nhật nhanh nhất các tin tức định cư Mỹ, châu Âu, Canada và Caribbean.
Khoảng 82% sinh viên tốt nghiệp ở EU năm 2022 đã được tuyển dụng. Con số trên đã nâng tỷ lệ lao động có việc làm trong nhóm này lên 7% trong giai đoạn 2014 – 2022. Trong đó, đại dịch COVID-19 là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ việc làm tại đây.
Theo Eurostat, Văn phòng Thống kê Châu Âu, tỷ lệ việc làm năm 2022 đã phá kỷ lục, đạt 82% – tăng 1% so với kỷ lục trước đó vào năm 2018 (theo báo cáo của SchengenVisaInfo).
“Trong năm 2022, 82% sinh viên mới tốt nghiệp (ISCED 2011 – Phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế cấp độ 3 – 8) trong độ tuổi 20 – 34 ở EU đã được tuyển dụng. Từ năm 2014 đến năm 2022, tỷ lệ việc làm của nhóm này đã tăng 7%”, cơ quan thống kê cho biết.
Tỷ lệ trên có sự khác nhau giữa nam và nữ. Trong đó, nam sinh tốt nghiệp thường được tuyển dụng nhiều hơn so với các bạn cùng trang lứa. Cũng trong năm 2022, chênh lệch về việc làm sau tốt nghiệp giữa nam và nữ đã giảm xuống còn 2%. Đây được xem là mức thấp nhất được ghi nhận từ năm 2014 đến 2022.
Tỷ lệ việc làm trung bình của sinh viên tốt nghiệp gần đây ở EU là 82,4%. Cụ thể, tỷ lệ việc làm của nam sinh (83,5%) cao hơn so với nữ sinh (81,3%).
Quốc gia sở hữu tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao nhất là Luxembourg (93,4%) và Hà Lan (92.9%). Theo sau đó là Đức, Iceland và Malta, với tỷ lệ tương ứng 92,2%; 92.1%; 90.8%.
Các quốc gia khác có tỷ lệ việc làm cao bao gồm Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch.
Một điều thú vị là tỷ lệ việc làm của sinh viên mới tốt nghiệp rất khác nhau giữa các quốc gia vùng Baltic. Theo đó Estonia có tỷ lệ thấp nhất – 77,4%, trong khi Lithuania và Latvia lại ở mức cao – hơn 83%.