Pháp luật về đất đai bao gồm: tổng hợp nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhằm điều chỉnh các quan hệ đất đai hình thành trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai. Tuy nhiên, các văn bản này được cập nhật, thay đổi liên tục, đôi khi có sự chồng chéo lẫn nhau dẫn đến việc khó khăn khi áp dụng.
Pháp luật về đất đai bao gồm: tổng hợp nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhằm điều chỉnh các quan hệ đất đai hình thành trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai. Tuy nhiên, các văn bản này được cập nhật, thay đổi liên tục, đôi khi có sự chồng chéo lẫn nhau dẫn đến việc khó khăn khi áp dụng.
Nếu có bất kỳ khó khăn liên quan cần hỗ trợ của luật sư tư vấn pháp luật đất đai, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty luật Việt An để được các luật sư của chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất và tốt nhất và với chi phí hợp lý nhất nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của bạn cao nhất.
Theo thống kê, hiện trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 60.000 lao động có nhu cầu giải quyết việc làm, từ thực tế này, những năm gần đây, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm, góp phần ổn định đời sống người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Học viên tham gia học nghề tại Trường Trung cấp Nghề miền núi Thanh Hóa.
Nhằm triển khai có hiệu quả chính sách pháp luật về việc làm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản để tổ chức triển khai thực hiện các quy định trong Luật Việc làm; văn bản chỉ đạo các cấp, ngành tập trung triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm, thị trường lao động, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã ban hành nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển thị trường lao động, đẩy mạnh giải quyết việc làm...
Bên cạnh hoạt động tuyên truyền, tỉnh ta luôn duy trì và mở rộng nguồn vốn cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Cụ thể, giai đoạn 2020-2023, toàn tỉnh duy trì nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm 1.928,3 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm là 110,6 tỷ đồng; nguồn vốn do Ngân hàng Chính sách xã hội huy động là 1.234,8 tỷ đồng, nguồn vốn cho vay ủy thác địa phương là 582,9 tỷ đồng (trong đó, nguồn vốn ủy thác cấp tỉnh là 385,9 tỷ đồng; nguồn vốn ủy thác cấp huyện là 197 tỷ đồng). Cũng trong giai đoạn này, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã thực hiện hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi tạo việc làm, nguồn vốn được đầu tư đến tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh với số tiền cho vay 2.092,8 tỷ đồng (30.036 lượt người lao động được vay vốn). Dư nợ tại thời điểm 31/12/2023 là 1.655,9 tỷ đồng, với 22.899 người lao động còn dư nợ. Thông qua chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm đã tạo thêm nguồn vốn đầu tư mua sắm nguyên vật liệu, giống cây trồng, vật nuôi... cho người lao động để tham gia sản xuất, tăng thu nhập, tạo việc làm ổn định, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, tăng được tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, khôi phục các nghề truyền thống, du nhập nghề mới, tạo ra nhiều chỗ làm việc mới cho lao động nông nghiệp nông thôn.
Ngoài đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm, tỉnh ta đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, giai đoạn 2020-2023, tỉnh đã ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện Nghị quyết số 45/2016/NQ-HĐND ngày 8/12/2016 của HĐND tỉnh, toàn tỉnh hỗ trợ cho 8.531 người, với số tiền 25 tỷ 638 triệu đồng. Từ năm 2022 đến nay, thực hiện hỗ trợ cho người lao động 11 huyện miền núi đi làm việc ở nước ngoài theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Theo đó, đến hết năm 2023 đã hỗ trợ cho 124 người, với số tiền là 464,5 triệu đồng (trong đó lao động là đồng bào dân tộc thiểu số 69 người, lao động thuộc hộ cận nghèo 3 người). Chương trình cho vay vốn ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh số cho vay giai đoạn 2020-2023 là 186,9 tỷ đồng, với 2.842 lượt khách hàng được vay vốn.
Nhờ thực hiện có hiệu quả các chính sách về việc làm, giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2023, toàn tỉnh đã tạo việc làm cho trên 250.000 lao động, vượt 3,3% kế hoạch; trong đó, đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gần 41.000 lao động, vượt 57,5% kế hoạch...
Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Thanh Hóa Hoàng Ngọc Trung cho biết: Thời gian tới, bên cạnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, các địa phương về thực hiện chính sách, pháp luật về lao động và việc làm, ngành LĐTB&XH đề xuất, kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành sớm điều chỉnh chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài sang hỗ trợ trọn gói cho người lao động theo từng thị trường lao động và đối tượng cụ thể, do việc để người lao động cung cấp chứng từ nhận hỗ trợ rất khó khăn. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương tăng cường bổ sung nguồn vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; nhằm phát huy thế mạnh nguồn lao động dồi dào của tỉnh góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm.
Đất đai là một trong lĩnh vực rộng và vô cùng phức tạp. Luật đất đai 2013 quy định các nguyên tắc sử dụng đất, trách nhiệm của nhà nước trong việc quản lý đất đai một cách hiệu quả, quyền lợi nghĩa vụ của người sử dụng đất, cũng như khuyến khích cải tạo và bảo vệ tài nguyên đất đai của nhà nước, phân loại đất đai để quản lý và cải tạo đất đai một cách hiệu quả nhất. Luật này cũng quy định các hành vi cấm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng cũng như khai thác tài nguyên đất của nhà nước. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước đưa ra kế hoạch sử dụng đất, chính sách sử dụng đất để phù hợp với tài nguyên đất thông qua quy hoạch và hoạch định quỹ đất cho các lĩnh Nông lâm, nông nghiệp, công nghiệp & đất ở. Luật Đất đai quy định chính sách thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường đất, hỗ trợ, tái định cư một cách phù hợp với mục đích sử dụng đất cho lợi ích quốc gia và sử dụng hiệu quả cũng như chính sách đúng đắn phù hợp nhất cho người sử dụng đất khi bị thu hồi đất. Luật cũng quy định trình tự thủ tục thi hành cấp đất, thuê đất và cưỡng chế thi hành khi vi về đất đai, quy định về giá đất, giá thuê đất cho các loại đất của nhà nước. Công ty luật Việt An là đơn vị tư vấn chuyên sâu trong lĩnh vực đất đai gần 20 năm qua. Chúng tôi tổng hợp các dịch vụ tư vấn pháp luật đất đai như sau:
Hợp đồng mượn, thuê nhà đất là một thỏa thuận giữa bên cho thuê (chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền) và bên thuê về việc sử dụng nhà đất trong một khoảng thời gian nhất định. Luật Việt An tổng hợp một số điểm quan trọng cần lưu ý liên quan đến hợp đồng mượn, thuê nhà đất:
Các quy đinh liên quan đến pháp luật đất đai qua các thời kỳ phát triển của đất nước khá nhiều và thay đổi theo mỗi thời kỳ nhằm phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, đất đai tại Việt Nam được sử dụng theo hình thức kế thừa các thế hệ của gia đình. Do đó để cập nhật được các kiến thức đất đai để giải quyết các thủ tục pháp lý liên quan với người dân, doanh nghiệp là điều không dễ dàng. Là công ty luật uy tín với kinh nghiệm lâu năm Luật Việt An tin tưởng sẽ cung cấp hỗ trợ và đồng hành với mọi khó khăn liên quan đến pháp luật đất đai cho người dân và doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh bất động sản.