Nhắc đến du học sinh Việt Nam, ta thường hình dung ra những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, cầm trên tay những tấm vé tương lai, đặt chân lên những miền đất xa xôi để tìm kiếm tri thức mới. Vậy có bao nhiêu du học sinh Việt Nam đang trải dài khắp năm châu? Hãy cùng khám phá câu chuyện phía sau những con số này để hiểu thêm về hành trình của các bạn trẻ Việt Nam trên con đường học tập và khám phá thế giới.
Nhắc đến du học sinh Việt Nam, ta thường hình dung ra những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, cầm trên tay những tấm vé tương lai, đặt chân lên những miền đất xa xôi để tìm kiếm tri thức mới. Vậy có bao nhiêu du học sinh Việt Nam đang trải dài khắp năm châu? Hãy cùng khám phá câu chuyện phía sau những con số này để hiểu thêm về hành trình của các bạn trẻ Việt Nam trên con đường học tập và khám phá thế giới.
Không chỉ góp tên trong danh sách sinh viên của ngôi trường danh tiếng bậc nhất, rất nhiều sinh viên Việt Nam còn đạt thành tích xuất sắc. Dưới đây là một số gương mặt tiêu biểu.
Tôn Hà Anh (24 tuổi) hiện là sinh viên năm cuối ngành Kinh tế, Đại học Harvard. 5 năm trước, cựu học sinh lớp chuyên Anh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam đã nhận học bổng của 5 đại học nổi tiếng nước Mỹ, gồm: Harvard, Princeton, Columbia, Brown và Wellesley. Sau khi trực tiếp tới thăm Đại học Princeton, Wellesley, Harvard, nữ sinh Việt đã chọn ngôi trường đứng đầu thế giới vì “chất lượng và sự danh tiếng”.
Nữ sinh Việt Nam khiến nhiều bạn bè ngưỡng mộ khi kỳ học đầu tiên đạt 4 điểm A cho cả 4 môn học. GS.TS Carolynn Maltas- giảng viên của Đại học Harvard cho biết, những bài luận của nữ sinh Việt Nam này thường được giáo sư của trường đánh giá cao bởi luận điểm sắc bén và cách trình bày sáng tạo.
Với thành tích học tập xuất sắc, Hồ Ngọc Nhi từng được vinh danh trên tờ báo của trường THPT Santa Monica. Đồng thời, cô đỗ vào cả 6 trường ĐH danh tiếng của nước Mỹ. Và Ngọc Nhi đã chọn là ĐH Harvard với ngành Công nghệ y sinh là điểm đến cuối cùng.
Trước đó, Hồ Ngọc Nhi là một trong 20 thí sinh xuất sắc nhất vòng chung kết Olympiad Sinh học năm 2011 của Mỹ, cô cũng từng nhận được bằng khen cấp quốc gia, bằng khen tổ chức xã hội và nhiều học bổng.
Sinh năm 1992, chàng trai Ninh Thuận là số ít người giành học bổng Tiến sĩ kinh tế toàn phần 5 năm tại ĐH Havard trị giá 79.000 USD/năm. Chàng trai này cùng lúc “ẵm” học bổng tiến sĩ toàn phần của 8 trường đại học danh tiếng Mỹ, khiến nhiều người “ngả mũ” thán phục.
Bên cạnh đó, chàng trai Ninh Thuận từng giành 7 học bổng toàn phần đại học danh tiếng ở Mỹ, Đức và Canada. Thanh Vũ từng làm việc ở khoa nghiên cứu của Ngân hàng Dự trữ Nam Phi tại thủ đô Pretoria năm 2014.
Chàng trai sinh năm 1993 là một trong những sinh viên may mắn nhận được học bổng 80% của Harvard Law School cho chương trình Juris Doctor (hệ cử nhân Luật).
Trước đó, năm 2011, Khánh nhận học bổng Presidential Scholarship trị giá 100% học phí tại ĐH St. John’s (New York, Hoa Kỳ). Sau khi hoàn thành chương trình đại học với điểm trung bình tốt nghiệp 3.93/4.0, chàng trai tiếp tục nhận học bổng 100% học phí cho chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh về tài chính tại ngôi trường này.
Hiện tại, Minh Khuê đang theo học ngành Tâm lý, Đại học Harvard. 2 năm trước, tên tuổi của nữ sinh lớp chuyên Toán 1, trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam này “phủ sóng” khắp phương tiện truyền thông khi nhận được học bổng toàn phần của đại học danh tiếng nhất thế giới với trị giá 320.000 USD .Minh Khuê cho biết chọn Harvard bởi triết lý giáo dục của trường rất phù hợp với những gì em được dạy dỗ là: Học để phát triển tố chất, chứ không phải vì có tố chất sẵn nên mới học.
Với những thông tin vừa chia sẻ, bài viết hi vọng đã đem đến tin tức hữu ích, giúp bạn trả lời câu hỏi Việt Nam có bao nhiêu người học Đại học Havard và một số gương mặt xuất sắc tai ngôi trường danh tiếng này.
“Điểm danh” những cựu sinh viên nổi bật của Đại học Havard
Câu chuyện du học không chỉ là niềm vui và thành công mà còn là những hy sinh thầm lặng. Hàng ngàn gia đình Việt Nam đã dành dụm, chắt chiu từng đồng để con cái có cơ hội học tập ở nước ngoài. Các bạn trẻ xa quê thường phải tự lập hoàn toàn, đối mặt với những thử thách như khác biệt ngôn ngữ, áp lực học tập, và nỗi nhớ nhà.
Nhiều sinh viên đã phải làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt, với công việc đa dạng từ làm bồi bàn, trông trẻ đến tham gia các công việc nghiên cứu học thuật. Đối với họ, hành trình này không chỉ là con đường học vấn mà còn là một khóa học về sự kiên nhẫn và bản lĩnh.
Một câu hỏi đáng quan tâm khác là sau khi du học, liệu các bạn trẻ có trở về cống hiến cho quê hương hay ở lại nước ngoài làm việc? Theo thống kê, khoảng 70% du học sinh Việt Nam mong muốn trở về làm việc trong nước sau khi tốt nghiệp, đặc biệt là những bạn học ngành kinh tế, giáo dục, và công nghệ.
Tuy nhiên, những rào cản về chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc khiến một phần các bạn trẻ quyết định ở lại nước ngoài, nơi có điều kiện làm việc tốt hơn và cơ hội thăng tiến cao. Hiện tượng “chảy máu chất xám” vẫn là vấn đề mà nhiều nước, bao gồm Việt Nam, đang phải đối mặt khi không thể giữ chân nhân tài.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT thì học sinh cấp 2 được Hiệu trưởng tặng giấy khen nếu có kết quả học tập như sau:
- Kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 06 (sáu) môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên.
- Kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.
- Có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học.
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT thì điểm trung bình môn học kì (sau đây viết tắt là ĐTBmhk) đối với mỗi môn học được tính như sau:
TĐĐGtx: Tổng điểm đánh giá thường xuyên.
Du học sinh không chỉ là những người học hỏi tri thức mà còn là những người mang theo văn hóa Việt Nam ra thế giới và ngược lại, mang tư duy, kiến thức từ thế giới về Việt Nam. Họ chính là những cầu nối văn hóa, kinh tế, và khoa học giữa Việt Nam và các nước khác, đóng góp vào việc hiện đại hóa và phát triển đất nước.
Hành trình của 190,000 du học sinh Việt Nam là một câu chuyện về lòng kiên trì, sự hy sinh và khát khao học hỏi. Những con số chỉ là bề nổi của tảng băng – phía dưới là cả một đại dương của những trải nghiệm quý giá và câu chuyện đầy cảm xúc của các bạn trẻ. Còn bạn, bạn có từng nghĩ đến việc du học không?
Đây là một con số ít khi được truyền thông và các tài liệu, báo cáo, phân tích cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh cập nhật.
Là Giám đốc Điều hành của một công ty tư vấn giáo dục trọn gói tại Việt Nam, TS. Mark Ashwill thường xuyên kiểm tra những con số như có bao nhiêu người Việt Nam đang du học ở nước ngoài và họ đến những nước nào, để có thể kịp thời nắm bắt những xu hướng mới.
Nhưng ông nhận thấy, hầu hết dữ liệu trên các phương tiện truyền thông bằng tiếng Việt và tiếng Anh đều thiếu cập nhật và do đó có ít giá trị.
Nhiều tài liệu, bài viết, báo cáo, phân tích cũng ở trong tình trạng thiếu cập nhật tương tự. Ông dẫn ra trường hợp bản cập nhật tháng 1/2024 sách hướng dẫn
của Cục Quản lý Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ vẫn sử dụng con số 190 nghìn du học sinh trong năm 2019-2020 do Bộ GD&ĐT Việt Nam cung cấp. Một bài báo gần đây dựa trên báo cáo
ở Đông Nam Á của Công ty Tư vấn giáo dục quốc tế Acumen để viết rằng Việt Nam có 132 nghìn du học sinh. Trong báo cáo
công bố vào tháng ba vừa qua, Tổ chức tư vấn quốc tế về Hội thảo và Giáo dục ICEF của Đức đã mắc sai lầm khi dựa trên thống kê không đầy đủ của UNESCO để thông tin rằng Việt Nam có 137 nghìn du học sinh. Thậm chí
của BMI, công ty tuyển sinh giáo dục quốc tế và tổ chức sự kiện du học đa quốc gia của Anh, còn dẫn ra con số từ năm 2016 để cho biết Việt Nam có hơn 130 nghìn du học sinh và tiếp sau đó dẫn ra con số khoảng 170 nghìn du học sinh cuối năm 2018, theo lời Bộ trưởng Bộ GD&ĐT lúc bấy giờ là ông Phùng Xuân Nhạ.
TS. Ashwill lưu ý đã bắt gặp con số 130.000 du học sinh Việt Nam suốt nhiều năm qua, trong khi trên thực tế, ông ước tính hiện có ít nhất 275.000 du học sinh Việt Nam ở nước ngoài.
Để đưa ra con số ước tính của mình, ông cho biết đã cố gắng tìm nguồn thông tin từ chính phủ của nước sở tại hoặc phát biểu của các quan chức nước đó. Nếu cần, ông sẽ gửi email cho đồng nghiệp ở Bộ Giáo dục hoặc cơ quan chức năng của nước đó.
Kết quả, ông thu được danh sách 10 điểm đến hàng đầu của du học sinh Việt Nam, mà chỉ riêng top 3 đã có số du học sinh vượt quá con số 130 nghìn. Cụ thể:
• Hàn Quốc: 80.343 sinh viên (2023). Du học sinh Việt Nam đứng đầu trong số các nước.
• Nhật Bản: 36.339 (2023). Việt Nam đứng thứ ba.
• Úc: 33.524 (tháng 4/2024). Việt Nam đứng thứ năm.
• Mỹ: 26.387 (tháng 5/2024). Việt Nam đứng thứ sáu.
• Đài Loan: 23.728 (2023). Việt Nam đứng đầu. Khoảng 16.000 sinh viên trong số đó đang theo học các chương trình cấp bằng và hơn 7.000 sinh viên theo học các chương trình tiếng Trung hoặc chương trình trao đổi.
• Canada: 21.000 (tháng 12/2023).
• Singapore: 9.000 (2023). [TS. Mark Ashwill đã bắt gặp con số này từ những năm trước và ông đã liên hệ với Bộ Giáo dục Singapore nhưng không nhận được phản hồi. Ông ngờ con số hiện tại thấp hơn đáng kể.]
• Vương quốc Anh: 7.140 (2021-22 – chỉ giáo dục đại học, không bao gồm giáo dục phổ thông).
Tổng số du học sinh Việt Nam tại 10 quốc gia/vùng lãnh thổ nêu trên là 257.612. Sáu quốc gia tiếp theo bao gồm Pháp (5.000 vào năm 2023), Nga (3.000 vào năm 2022-23), Vương quốc Anh (2.660 vào năm 2021-2022 – chỉ giáo dục đại học); Phần Lan (2.500 vào năm 2023), New Zealand (1.000 vào năm 2023), Malaysia (1.000 vào năm 2023) và Hungary (1.000 vào năm 2023).Các quốc gia có số lượng du học sinh Việt Nam lên tới hàng trăm bao gồm Ấn Độ, Ý, Ireland, Hà Lan, Philippines và Tây Ban Nha. Một số chính phủ, trong đó có Nga và Hungary, cấp nhiều học bổng cho sinh viên Việt Nam. Một số quốc gia khác cũng đang tích cực tuyển sinh ở Việt Nam gồm Latvia, Ba Lan và Thụy Điển.Theo TS. Ashwill, thanh niên Việt Nam du học với nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ, hầu hết thanh niên Việt Nam sang Hàn Quốc và Nhật Bản, hai quốc gia có chính sách nhập cư thuận lợi, đều theo học các chương trình ngôn ngữ và dạy nghề. Mục tiêu của họ là học kỹ năng, làm việc lâu dài và gửi tiền về nước. Trong khi đó, hầu hết các du học sinh đến Úc, Canada, Anh và Mỹ đều theo đuổi các chương trình học thuật.
Theo SEVIS Data Mapping Tool, bản đồ tương tác minh họa các xu hướng và thông tin về sinh viên quốc tế đang học tập tại Mỹ, vào tháng 5/2024, có 26.387 du học sinh Việt Nam ở nước này, chủ yếu học đại học.
Dưới đây là bảng phân tích theo thứ tự giảm dần:
• Đại học bốn năm: 12.877 (48,8%)
• Đại học cộng đồng: 3.614 (13,7%)
• Đào tạo ngoại ngữ: 1.531 (5,8%)
Hai bang có đông du học sinh Việt Nam nhất là California (4.008) và Texas (3.293).
Thời điểm gần nhất Việt Nam có số lượng du học sinh ở Mỹ nhiều hơn con số nêu trên là vào tháng 1/2020, với 29.976 người. Đó cũng chính là tháng mà Covid bắt đầu ập vào Việt Nam.
Đăng số 1302 (số 30/2024) KH&PT