1 Số Tấm Gương Vượt Khó

1 Số Tấm Gương Vượt Khó

Dù hoàn cảnh gặp khó khăn, nhưng bằng nghị lực, quyết tâm, nhiều học sinh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã vượt lên trên số phận để đạt kết quả cao trong học tập. Các em là những tấm gương sáng, tiêu biểu, xứng đáng dược biểu dương.

Dù hoàn cảnh gặp khó khăn, nhưng bằng nghị lực, quyết tâm, nhiều học sinh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã vượt lên trên số phận để đạt kết quả cao trong học tập. Các em là những tấm gương sáng, tiêu biểu, xứng đáng dược biểu dương.

Em hãy sưu tầm và chia sẻ với bạn bè về những tấm gương học sinh, sinh viên nghèo vượt khó

Những tấm gương học sinh, sinh viên nghèo vượt khó

Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn

Em hãy sưu tầm và chia sẻ với bạn bè về những tấm gương học sinh, sinh viên nghèo vượt khó. Dưới đây hoatieu.vn sẽ tìm hiểu về những tấm gương nghèo vượt khó gửi đến bạn đọc.

Tấm gương học sinh, sinh viên nghèo vượt khó Số 3

Thảo Vân một học sinh giỏi của tỉnh Tuyên Quang, Vân sinh ra trong một gia đình nghèo khó,  bố bệnh nặng sau nhiều năm điều trị nhưng rồi cũng không qua khỏi, một mình mẹ gồng gánh chăm lo cho cả gia đình. Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của gia đình, Thảo Vân luôn nỗ lực phấn đấu từng ngày, chịu khó, chăm ngoan, học giỏi. Và Thảo Vân đã giành được giải nhất môn Ngữ văn trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm 2021-2022.

Do yêu thích môn Văn từ nhỏ, nên Vân đã bị thu hút bởi những tác phẩm thơ cách mạng, em cảm nhận được sự hào hùng của lịch sử dân tộc và tinh thần anh dũng của những chiến sĩ yêu nước. Em cũng tham khảo nhiều sách và những bài viết trên mạng cùng với thời gian biểu hợp lý để có thời gian biểu vừa học vừa nghỉ ngơi đã giúp em có kết quả ngày hôm nay.

Ngoài những câu chuyện, tấm gương Hoa Tiêu kể trên đây bạn đọc có thể tìm hiểu những tấm gương xung quanh mình để kể với các bạn của mình nhé.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Em hãy sưu tầm và chia sẻ với bạn bè về những tấm gương học sinh, sinh viên nghèo vượt khó.  Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

(ĐCSVN) - Một kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng nữa lại trôi qua, trong số hàng trăm nghìn tân sinh viên nhập học năm nay không ít em việc đi học, được ngồi trên giảng đường là một điều vô cùng khó. Nhưng nhiều em đã biết vươn lên, quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình.

Cao Mỹ Linh (bên phải) tại buổi Lễ trao học sinhgiỏi tiêu biểu tỉnh Yên Bái. Ảnh VACao Mỹ Linh, quê ở huyện Yên Bình, Yên Bái, là tân sinh viên Khoa báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, gia đình thuộc diện hộ nghèo. Bố mẹ em đã ly hôn, 3 chị em ở với mẹ. Kinh tế gia đình vô cùng khó khăn. Mẹ em đi làm thuê, thu nhập không ổn định nhưng phải nuôi 3 con đang đi học đại học. Chị gái là Cao Thị Hải Yến sinh viên Học viện Tài chính Hà Nội vừa tốt nghiệp chưa xin được việc làm. Chị thứ 2 là Cao Thị Kiều Trang – hiện đang là sinh viên năm thứ 2 Khoa Luật, trường Đại học Mở Hà Nội do vậy nên việc đi học của Mỹ Linh gặp nhiều khó khăn.

Cao Mỹ Linh (bên phải) tại buổi Lễ trao học sinhgiỏi tiêu biểu tỉnh Yên Bái. Ảnh VA

Hiện tại gia đình em chưa có nhà, phải ở nhờ vì trước khi bố mẹ em ly hôn, gia đình em phải bán nhà đi trả nợ. Em ước gia đình mình có tiền mua được mảnh đất nhỏ và làm một ngôi nhà bình thường để ở không phải đi ở nhờ như bây giờ.

Năm học 2010-2011, Mỹ Linh đạt Huy chương Bạc Olympic trại hè Hùng Vương tổ chức tại Thái Nguyên; năm học 2011-2012 đoạt giải Ba quốc gia môn Ngữ văn lớp 12 nên được tuyển thẳng vào đại học.

Trò chuyện với Mỹ Linh về bí quyết học giỏi môn Ngữ văn, em chia sẻ: "Đừng nghĩ học văn khó và phải học theo mô típ cô đọc trò chép mà các bạn chỉ cần ngồi trên lớp chú ý nghe cô giáo giảng, những điều mà cô nói trong quá trình dạy bao hàm rất nhiều điều chứ không chỉ có kiến thức trong sách giáo khoa. Các bạn hãy coi như văn học là một phương tiện để giúp chúng ta bớt căng thẳng và hãy dùng chính những điều bạn nghĩ, phong cách của riêng bạn để tạo nên những câu văn chứ đừng đi sao chép nguyên bản của bất cứ ai. Điều đó chỉ làm thui chột chính sự thông minh của các bạn mà thôi”.

Mỹ Linh cũng thành thật khi nói rằng em không dành nhiều thời gian cho việc học, vì hầu hết em đều nghe giảng ngay ở trên lớp, về nhà em chỉ đọc lại để nhớ lâu hơn thôi.

Hiện tại Mỹ Linh mong ước sẽ học tập thật tốt ở ngôi trường mới- Học viện Báo chí và tuyên truyền. Sau khi ra trường, em mong mình sẽ trở thành một nhà báo giỏi để có thể được đi nhiều nơi trải nghiệm cuộc sống, phản ánh những mặt chưa hay của xã hội, góp sức nhỏ bé của mình làm xã hội tốt hơn, hay tuyên dương những tấm gương người tốt, việc tốt, được đi giúp đỡ những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn đến với cộng đồng.

Nguyễn Văn Đạt. Ảnh: VANguyễn Văn Đạt, quê ở Ứng Hòa, Hà Nội, là tân sinh viên trường Đại học Y Hà Nội. Kỳ thi đại học vừa qua, Đạt đỗ 2 trường “hàng đầu” phía Bắc là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường Đại học Y Hà Nội với số điểm khá cao, bình quân 9 điểm mỗi môn. Và Đạt đã chọn trường Đại học Y Hà Nội để theo đuổi ước mơ trở thành một bác sỹ giỏi để chữa bệnh cho mọi người và cho mẹ em hiện đang đau ốm.

Hoàn cảnh gia đình Đạt khá khó khăn, với 5 sào lúa, thu nhập của gia đình em thấp, không ổn định vì  thế bố em thường đi làm thêm nghề thợ xây kiếm tiền nuôi em ăn học. Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Đạt vẫn cố gắng rất nhiều trong học tập để đạt kết quả cao, không phụ lòng bố, mẹ.

Hỏi bí quyết học giỏi của em là gì? Đạt chia sẻ, cách học của em quan trọng nhất là tự học, tự đọc sách, không cần nhiều sách, chỉ cần tập trung học tập trong sách giáo khoa, một cuốn sách sinh học, một cuốn bộ đề thi thử đại học. Quan trọng là đọc đi đọc lại để nắm kiến thức. Đạt bật mí “em thường làm đi làm lại đề 3 lần, đọc sách giáo khoa khoảng 10 lần”. Thêm nữa, cần học lúc tâm trạng thoải mái, khi mệt em thường nghỉ ngơi hoặc khi không hứng thú học có thể xem ti vi, đi chơi, khi học thấy vào thì mới dành thời gian học tập, tuy nhiên em thường thay đổi môn học để tìm hứng thú cho các môn, như vậy học dễ “vào” hơn. Trên lớp tranh thủ hỏi thầy cô giáo thêm và những gì chưa hiểu, trao đổi với bạn bè để tìm nhiều dạng bài mới. Đạt cũng cho hay, em hay tham gia thi thử để quen môi trường thi cử và kiểm tra kiến thức.

Hay như tân sinh viên khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội - Lương Thị Nhâm, quê ở Văn Yên, Yên Bái, gia đình em có 6 anh chị em. Em là con út trong nhà. Bố mẹ làm nông nghiệp, bố lại hay ốm đau thường xuyên. 3 anh và 2 chị gái em đã phải thôi học từ lớp 1 và lớp 2 vì điều kiện gia đình rất khó khăn. Hiện nay, các anh chị của Nhâm đều theo bố mẹ làm nghề nông. Tính bình quân thu nhập trên đầu người nhà em khoảng 350.000 đồng/tháng. Đặc biệt trong đợt cơn bão số 5 vừa xảy ra ở Yên Bái, gia đình em bị gió tốc hết nóc nhà, một số hoa màu và cây đồi mới trồng như keo, quế, bị mưa và đất đá tàn phá hết. Hiện tại, UBND xã An Thịnh đang yêu cầu gia đình Nhâm làm giấy tờ để đưa vào trường hợp đặc biệt khó khăn.

Với hoàn cảnh em như vậy, để hàng ngày bước chân đến giảng đường đại học là một sự cố gắng rất lớn của em. Nhâm cho biết, hiện gia đình không còn đủ khả năng cho em đi học nữa, nhưng em nói sẽ quyết tâm theo đuổi ước mơ học hành của mình để hi vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn./.

Trong cuộc sống, có rất nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn luôn biết vươn lên phấn đấu không ngừng được nhiều người ngưỡng mộ. Em đã từng nghe và đọc nhiều trên sách báo về tấm gương vượt khó trong học tập. Và mới đây, được tận mắt thấy mắt chứng kiến một tấm gương như thế em mới thấy càng thấy trân trọng và khâm phục người bạn ấy.

Minh là một người bạn cùng lớp của em. Đầu năm học năm lớp bốn, bạn được chuyển vào lớp. Khi vừa bước vào và được cô giới thiệu, cả lớp em đã ồ lên xôn xao về bạn. Qua lời kể của cô thì cả lớp biết được bạn ở trong miền Nam mới chuyển ra Bắc học tập và sinh sống. Minh tuy cùng tuổi với chúng em nhưng bạn nhỏ con lắm, bạn có nước da ngăm ngăm, gương mặt hiền lành và nụ cười như tỏa nắng. Điều đáng buồn là từ khi sinh ra Minh đã không có tay trái, bạn chỉ có một cánh tay phải duy nhất mà thôi.

Từ khi trở thành một thành viên trong lớp, nhóm bạn cá biệt trong lớp thường hay chế giễu Minh vì chỉ có một tay, có bạn còn ác khẩu hơn khi nói Minh là dị nhân rồi hả hê cười vui sướng. Những lúc như vậy, em thấy bạn cúi gằm xuống bàn, đôi mắt buồn trĩu xuống thật tội nghiệp. Mặc dù thế, Minh không hề đôi co với các bạn xấu trong lớp vì giữ đoàn kết lớp học, bạn vẫn luôn hăng hái phát biểu trong giờ học xây dựng bài. Lần nào kiểm tra Minh cũng có số điểm cao gần nhất lớp.

Một ngày nọ không thấy Minh đi học, cô giáo gọi điện cho mẹ của Minh thì biết rằng mẹ Minh bị ốm, Minh nghỉ học để phụ mẹ bán trà đá vỉa hè. Cô giáo và các bạn đến thăm thì thấy Minh ngồi vỉa hè với gánh nước, nhiệt tình mời khách rồi nhanh tay dọn bàn ghế mỗi lân khách đứng dậy. Nhìn thấy cô và các bạn, Minh ngại ngùng quay mặt đi, còn cô thì ôm lấy Minh không nói được điều gì. Sau ngày hôm đó chúng em cùng cô đến thăm nơi Minh ở thì được biết bạn sống trong một căn phòng trọ thuê chật hẹp. Cô giáo đã xin nhà trường miễn học phí cho trường hợp khó khăn của bạn và giúp đỡ mẹ Minh.

Mẹ bạn khỏi ốm, Minh quay lại trường học với niềm vui và phấn khởi khi biết được miễn học phí. Minh vẫn hăng say học tập và chấp hành tốt mọi nội quy trường lớp. Bạn vươn lên học tốt và có số điểm cao nhất lớp, không những thế còn đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp thành phố. Cuối năm học Minh được nhà trường tặng danh hiệu học sinh nghèo vượt khó.