Hy Lạp là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu, nằm ở phía nam của bán đảo Balkan, giáp với các nước Albania, Cộng hòa Macedonia và Bulgaria về phía bắc, Thổ Nhĩ Kỳ và biển Aegea bao bọc phía đông và phía nam đất nước còn biển Ionia nằm ở phía tây. Phần lớn địa hình của Hy Lạp là núi non hiểm trở. Lãnh thổ Hy Lạp có rất nhiều những hòn đảo lớn nhỏ thuộc khu vực Địa Trung Hải. Dân số Hy Lạp năm 2015 được ước tính đạt xấp xỉ 11 triệu người.
Hy Lạp là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu, nằm ở phía nam của bán đảo Balkan, giáp với các nước Albania, Cộng hòa Macedonia và Bulgaria về phía bắc, Thổ Nhĩ Kỳ và biển Aegea bao bọc phía đông và phía nam đất nước còn biển Ionia nằm ở phía tây. Phần lớn địa hình của Hy Lạp là núi non hiểm trở. Lãnh thổ Hy Lạp có rất nhiều những hòn đảo lớn nhỏ thuộc khu vực Địa Trung Hải. Dân số Hy Lạp năm 2015 được ước tính đạt xấp xỉ 11 triệu người.
Ngay sau khi chế độ độc tài sụp đổ, cựu thủ tướng Konstantinos Karamanlis đã từ Pháp trở về Hy Lạp và thành lập Đảng Dân chủ Mới. Chính phủ dân chủ được tái thành lập tại Hy Lạp và bản hiến pháp dân chủ của nước cộng hòa được ban hành vào năm 1975. Chế độ quân chủ ở Hy Lạp chính thức bị giải tán trong một cuộc trưng cầu dân ý cùng năm. Sau đó, Andreas Papandreou cũng trở về từ Mỹ và thành lập Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Hy Lạp.
Về đối ngoại, mối quan hệ vốn thường xuyên căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ đã dần dần được cải thiện. Mùa hè năm 1999, những trận động đất lớn đã tấn công hai quốc gia này, và những hoạt động cứu trợ nhau sau đó giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đã góp phần làm ấm lại mối quan hệ giữa hai nước.
Ngày 1 tháng 1 năm 1981, Hy Lạp trở thành thành viên thứ 10 của Liên minh châu Âu. Nền kinh tế Hy Lạp đã phát triển rất nhanh chóng, với một nguồn vốn đầu tư lớn của nước ngoài đổ vào Hy Lạp để hiện đại hóa hệ thống hạ tầng cơ sở của nước này, xây dựng nền kinh tế Hy Lạp theo hướng hiện đại. Dịch vụ và du lịch ngày càng phát triển đã góp phần nâng cao mức sống của người dân. Năm 2001, Hy Lạp tham gia vào nhóm các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu Euro và sau đó tổ chức thành công Thế vận hội 2004.
Hy Lạp là một nước cộng hòa theo thể chế dân chủ đại diện. Tổng thống là người đứng đầu đất nước và được lựa chọn bởi quốc hội với nhiệm kỳ 5 năm. Tuy nhiên sau cuộc sửa đổi hiến pháp vào năm 1986, quyền lực của tổng thống dã bị cắt giảm đáng kể và bây giờ hầu như chỉ mang tính nghi thức. Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ Hy Lạp và có quyền lực chủ yếu trong các công việc của quốc gia.
Quốc hội Hy Lạp có tổng cộng 300 ghế. Những cuộc bầu cử quốc hội thường được tổ chức 4 năm một lần tuy nhiên tổng thống có quyền giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử sớm. Từ khi Hy Lạp quay trở về tiến trình dân chủ từ năm 1975, Hy Lạp đã trở thành một quốc gia theo chế độ đa đảng.
Toàn bộ đất nước Hy Lạp được chia thành 13 vùng và 1 khu tự trị. Các tỉnh của Hy Lạp bao gồm 9 vùng nằm trên đất liền (bán đảo Hy Lạp) và 4 vùng thuộc các đảo và quần đảo. Riêng Núi Athos, một khu vực dành riêng cho những tu sĩ nam theo Chính thống giáo được công nhận là một nước cộng hòa tự trị bán độc lập thuộc chủ quyền của Hy Lạp. Đây là một bán đảo nhỏ nằm ở phía đông nam tỉnh Trung Macedonia. Tiếp đó, 13 vùng của Hy Lạp lại được chia tiếp thành 54 huyện.
Lãnh thổ Hy Lạp bao gồm phần đất liền nằm trên bán đảo Balkan và khoảng 3000 hòn đảo nằm trên biển Ionia, Địa Trung Hải và biển Aegean. Những đảo lớn nhất của Hy Lạp là đảo Crete, Rhodes, Corfu. Tổng diện tích của Hy Lạp là 131.940 km², trong đó phần nước chiếm tỉ lệ 0,9%.
Đường biên giới trên bộ của Hy Lạp dài tổng cộng 1935 km. Hy Lạp chia sẻ đường biên giới chung với các quốc gia là Albania (282 km), Bulgaria (494 km), Thổ Nhĩ Kỳ (931 km) và Cộng hòa Macedonia (228 km). Mặc dù có diện tích nhỏ nhưng do có nhiều đảo và quần đảo nên chiều dài đường bờ biển của Hy Lạp rất lớn, lên tới 130.800 km và đứng thứ 10 trên thế giới về độ dài đường bờ biển.
Khí hậu Hy Lạp có thể chia thành 3 kiểu khí hậu chính: khí hậu Địa Trung Hải, khí hậu núi cao và khí hậu ôn hòa. Khí hậu Địa Trung Hải là loại khí hậu chủ yếu ở Hy Lạp với một mùa đông ấm áp và mưa nhiều, song thỉnh thoảng cũng có thể có tuyết rơi ở những quần đảo xa về phía nam Hy Lạp. Mùa hạ thường rất nóng và khô hạn. Chính đặc điểm này của khí hậu Địa Trung Hải đã dẫn đến những vụ cháy rừng rất lớn tại Hy Lạp, gây ra nhiều thiệt hại về người và của.
Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số của Hy Lạp là 10.706.290 người. Tốc độ gia tăng dân số của Hy Lạp hiện nay là 0,16%. Nhiều khả năng Hy Lạp sẽ phải đối mặt với tình trạng giảm dân số trong tương lai khi mà tỉ lệ tử tại nước này đã vượt quá tỉ lệ sinh. Dân cư Hy Lạp tăng lên chủ yếu do nhập cư.
Dịch vụ chiếm một tỉ trọng quan trọng trong nền kinh tế Hy Lạp. Trong các ngành dịch vụ, Hy Lạp đặc biệt phát triển ngành du lịch, vốn là thế mạnh của nước này với rất nhiều khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và các công trình văn hóa lịch sử độc đáo. Du lịch là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của Hy Lạp và đóng góp tới 15% GDP, đồng thời tạo ra nhiều việc làm lớn cho người dân Hy Lạp. Năm 2005, Hy Lạp đón tiếp khoảng 18 triệu du khách quốc tế đến tham quan.
Bên cạnh đó, các ngành kinh tế khác như ngân hàng, tài chính, viễn thông, sản xuất các thiết bị công nghệ cao cũng phát triển mạnh tại Hy Lạp. Nước này cũng có lợi thế về kinh tế biển với rất nhiều cảng nước sâu và một ngành công nghiệp đóng tàu hùng mạnh. Các ngành công nghiệp quan trọng khác ở Hy Lạp là dệt, hóa chất, khai thác khoáng sản, chế biến thực phẩm. Nông nghiệp tuy chiếm tỉ trọng nhỏ song vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các loại cây trồng chủ yếu ở Hy Lạp là lúa mì, lúa mạch, ôliu, hoa hướng dương, cà chua, cam, chanh… Cơ cấu kinh tế của Hy Lạp như sau: dịch vụ chiếm 85,0%, công nghiệp 12,0% và nông nghiệp 3,0%.
Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hy Lạp đạt 4,3%, cao hơn so với mức trung bình của Liên minh châu Âu.
Năm 2006, Hy Lạp xuất khẩu khoảng 24,4 tỉ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Hy Lạp là thực phẩm, hàng chế tạo, dầu mỏ, hóa chất và vải vóc. Những thị trường xuất khẩu chính của nước này bao gồm Đức (13,2%), Ý (10,3%), Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (7,5%), Bulgaria (6,3%) và Mỹ (5,3%).
Đồng tiền chính thức của Hy Lạp là đồng Euro.
Địa điểm xuất phát phát triển của nền văn minh Hy Lạp là đồng bằng Thessalia (Θεσσαλία) màu mỡ, rộng lớn ở vùng bắc Hy Lạp cùng với các đồng bằng Attike (Αττική), Beotia (Βοιωτια) ở trung Hy Lạp và bán đảo Peloponnese (Πελοπόννησος) ở phía nam Hy Lạp. Tại đây nghề trồng trọt và chăn nuôi phát triển rất sớm. Địa hình Hy Lạp có nhiều đồi núi xen kẽ, chia cắt các đồng bằng, tạo thành các tiểu vùng. Các bờ biển phía đông Hy Lạp là nơi tấp nập tàu thuyền.
Văn hóa Hy Lạp từ thời cổ đại đã bao trùm toàn bộ khu vực Địa Trung Hải và biển Đen và kéo dài gần một nghìn năm, đến khi Kitô giáo xuất hiện. Các nhà sử học coi nó là nền tảng văn hóa cho văn minh phương Tây. Văn hóa Hy Lạp có ảnh hưởng rất lớn trong Đế chế La Mã, và ảnh hưởng này cũng được truyền đi khắp các vùng trong châu Âu.
Văn minh của người Hy Lạp cổ đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngôn ngữ, triết học, khoa học, nghệ thuật, kiến trúc… trong thời kỳ cận đại, thời kỳ Phục Hưng tại Tây Âu và làm sống lại các phong trào tân Cổ điển tại châu Âu và châu Mỹ thế kỷ 18 và 19.
Nơi đây có những điểm du lịch nổi tiếng du khách không thể bỏ qua trong chuyến đi. Đầu tiên là thành Acropolis, tượng trưng cho nền dân chủ của Athens. Thành cổ Acropolis nằm trên một đỉnh núi, có các kiệt tác nhất thể hiện nền văn minh của Hy Lạp cổ đại. Trên thành Acropolish treo quốc kỳ Hy Lạp, từ đây có thể quan sát toàn cảnh Athens.
- Hy Lạp là nước ở Đông - Nam Âu, nằm trên bán đảo Ban-căng, có diện tích: 131.944 km2, dân số: 10.688.058 người (7-2006), gồm 95% là người Hy Lạp, còn lại là các dân tộc khác.
+ Tổng thống: Ka-rô-lốt Pa-pao-li-át (Karolos PAPOULIAS) trúng cử 3-2005.
+ Thủ tướng: Cốt- xtát Ca-ra-man-lít (Kostas Karamanlis)
+ Ngoại trưởng: Pê-trốt Mô-vi-lia-tít (Petros Molyviatis).
Hy Lạp cổ đại có nền văn hoá phát triển rực rỡ, là kho tàng thần thoại, là xứ sở của nhiều nhà sử học, triết học, kiến trúc, thiên văn, nhà thơ. Là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Hy Lạp là một nước sớm hình thành quốc gia dân tộc. Cuối thế kỷ thứ IV trước công nguyên, dưới thời Alếc-xan-đơ-rơ de Ma-xê-đôn, Hy Lạp là một đế quốc hùng mạnh, đất nước rộng lớn kéo dài từ biển E-giê đến vùng Cáp-ca-dơ Trung Á.
Từ năm 146 trước công nguyên đến đầu thế kỷ thứ 19, Hy Lạp lần lượt bị các đế quốc La Mã, Bi-zăng-tin, Ô-tô-man thống trị. Nhân dân Hy Lạp nhiều lần nổi dậy chống xâm lược, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của nông dân vùng Pa-lô-pôn-nét-si (Nam Hy Lạp) nổ ra ngày 25-9-1821. Sau đó nhờ thắng lợi của Nga trong chiến tranh Nga - Thổ (1827 - 1829), Hy Lạp được công nhận độc lập năm 1830 dưới sự bảo trợ của Anh, Nga, Pháp. Ngày 25-3-1821 được lấy làm ngày Quốc khánh của Hy Lạp.
Tháng 4-1924, Hy Lạp bãi bỏ chế độ quân chủ, thiết lập chế độ Cộng hoà. Năm 1936, chế độ Cộng hoà bị thay thế bằng chế độ độc tài của tướng Mê-ta-xát.
Từ 1946 - 1949, tại Hy Lạp xảy ra nội chiến giữa một bên là lực lượng Hoàng gia thân Anh và một bên là những người cộng sản và kháng chiến cũ. Kết cục lực lượng của những người cộng sản và kháng chiến cũ thất bại. Từ 1950 - 1967 là thời ký khủng hoảng chính trị triền miên và gay gắt trong nội bộ chính quyền tư sản. Ngày 21-4-1967, phái quân sự làm đảo chính, lập chế độ phát xít, mở ra thời kỳ đàn áp gay gắt phong trào dân sinh, dân chủ, cấm mọi đảng phái chính trị hoạt động.
Ngày 24-7-1974 Côn-xtan-tin Ka-ra-ma-lit (lưu vong ở Pháp) trở về Hy Lạp thành lập Chính phủ liên hiệp lâm thời. Tháng 12-1974 tổ chức trưng cầu ý dân, lập lại chính thể Cộng hoà. Từ đó đến nay, hai đảng chính là Đảng Phong trào xã hội Pa-sốc và Đảng Dân chủ mới thay nhau cầm quyền.
1. Hy Lạp theo chế độ Cộng hoà Đại nghị, Quốc hội có một Viện gồm 300 ghế.
2. Đảng cầm quyền hiện nay: Đảng Dân chủ mới (New Democracy) do Thủ tướng Kostas Karamanlis đứng đầu: 165/300 ghế.- Đảng đối lập: Đảng Phong trào Xã hội (PASOK) do ông George Papandreou đứng đầu : 117/300 ghế.
- Đảng Cộng sản Hy Lạp hoạt động hợp pháp trong khuôn khổ nhà nước pháp quyền, có 11 ghế trong Quốc hội và có ảnh hưởng nhất định trong các tầng lớp lao động ở Hy Lạp.
Hy Lạp có nền kinh tế công - nông nghiệp khá phát triển. Thế mạnh kinh tế Hy Lạp là vận tải đường biển và du lịch. Từ 19-6-2000, nhờ áp dụng các biện pháp kinh tế tài chính có hiệu quả, Hy Lạp đã đạt các tiêu chí và được gia nhập khu vực đồng Euro. Hiện nay, Hy Lạp là một trong những nước có tốc độ phát triển cao nhất ở EU (4% năm 2003). Tuy nhiên, Hy Lạp vẫn gặp nhiều thách thức như: việc giảm nợ nhà nước, lạm phát, thất nghiệp, cơ cấu lại nền kinh tế bao gồm cả việc tư nhân hóa một số các công ty nhà nước, tăng lương và giảm thiếu tính quan liêu.
Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 15-4-1975. Tháng 2, năm 2006, Hy Lạp đã mở Đại sứ quán tại Việt Nam. Hiện nay Đại sứ Việt Nam tại Italia kiêm nhiệm Hy Lạp.
Gần đây, quan hệ hai nước đã có những bước phát triển tích cực. Chính phủ Hy Lạp đánh giá cao công cuộc đổi mới của Việt Nam và bày tỏ mong muốn phát triển quan hệ nhiều mặt với Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại.
Giữa hai nước đã có một số chuyến thăm và làm việc:
Tháng 5-1996, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Mộng Giao đã đi thăm và làm việc tại Hy Lạp.
Tháng 11-1996, Thứ trưởng Bộ Thương mại Nguyễn Xuân Quang thăm Hy Lạp và ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, công nghiệp và công nghệ giữa hai nước.
Tháng 8-1997, Tổng thư ký Bộ Ngoại giao Hy Lạp thăm chính thức Việt Nam nhằm tìm hiểu tình hình và khả năng tăng cường hợp tác song phương.
Tháng 2-1998, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm hữu nghị chính thức Hy Lạp.
Tháng 10-2004, Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp Petro Moliviatis tham dự Hội nghị Cấp cao ASEM 5 tại Hà Nội.
Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Trung Thành thăm và làm việc tại Hy Lạp từ 28-2 - 1-3-2005.
Thủ tướng Hy Lạp thăm chính thức Việt Nam ngày 26 - 27-5-2007.
Việt Nam đã ủng hộ Hy Lạp ứng cử vào ghế Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khoá 2005-2006, Hy Lạp cũng ủng hộ Việt Nam ứng cử vào ghế Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khoá 2008-2009.
Mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Hy Lạp đến nay còn rất hạn chế. Hy Lạp chưa cấp ODA cho Việt Nam, cũng như chưa thực hiện dự án đầu tư trực tiếp nào tại Việt Nam.
Kim ngạch thương mại hai chiều, đơn vị 1.000 USD
Triết học Hy Lạp cổ đại là nền triết học được hình thành vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên đến thế kỷ VI tại Hy Lạp. Triết học Hy Lạp cổ đại được xem là thành tựu rực rỡ của văn minh phương tây, tạo nên cơ sở xuất phát của triết học châu Âu sau này. Alfred Whitehead nhận xét rằng "triết học phương tây thực ra chỉ là một loạt các chú thích cho Plato". Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại tập trung vào hai chủ đề chính. Thứ nhất là mối liên hệ giữa nguyên nhân và hệ quả, hay nói cách khác, tìm câu trả lời cho câu hỏi phải chăng các sự vật hiện tượng vận động theo một chuỗi nguyên nhân-hệ quả tất yếu khách quan hay chỉ là sự trùng hợp, tình cờ ngẫu nhiên. Thứ hai là bản chất và khởi thủy của thế giới tồn tại. Những đại diện tiêu biểu nhất của nền triết học này là Socrates, Plato, Aristotle và Epicurus.
Hy Lạp là cái nôi của văn minh phương tây. Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ôn hòa, những đồng bằng trù phú và các thành phố lớn như Athens ra đời sớm. Thương mại cũng phát triển từ rất sớm với các hải cảng và đảo rải rác trên biển Egée. Đó là nơi hội tụ những điều kiện hết sức thuận lợi cho nền văn hóa tinh thần, bao gồm triết học, phát triển mạnh mẽ. Năng lực sản xuất tiến bộ mạnh mẽ trong thời kỳ thế kỷ VIII-VI trước công nguyên cùng với những mô hình nhà nước thành bang cũng góp phần tạo nền tảng cho triết học Hy Lạp ra đời và phát triển nhanh chóng. Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài và sâu sắc các quan hệ xã hội. Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử-chế độ chiếm hữu nô lệ. Hy Lạp cổ đại trước đây là một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm phần đất liền và vô số hòn đảo lớn nhỏ trên biển Egie, vùng duyên hải Ban căng và Tiểu Á. Sự thuận lợi về thiên nhiên, địa lý đã tạo điều kiện cho Hy Lạp nhanh chóng phát triển tất cả các lĩnh vực, mở rộng bang giao, tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá. Vì vậy, nơi đây đã hội tụ đầy đủ những điều kiện để tư duy con người có dịp bay bổng, để thoả sức sáng tạo ra những giá trị triết học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Xứng đáng là chiếc nôi của nền văn minh châu Âu và của cả nhân loại. Đúng như Ph.Ăngghen nhận xét: "Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp, không có chế độ nô lệ thì không có đế quốc La Mã mà không có cái cơ sở là nền văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì không có châu Âu hiện đại được". Sự hình thành triết học Hy Lạp không diễn ra một cách ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu của việc kế thừa những di sản tinh tuý của truyền thống trong sáng tác dân gian, trong thần thoại, trong các mầm mống của tri thức khoa học (khoa học tự nhiên). Hy Lạp cổ đại là đất nước của thi ca, thần thoại. Thần thoại là nơi để con người tưởng tượng, diễn giải về các hiện tượng thiên nhiên kỳ bí mà còn là nơi thể hiện đời sống tâm linh, sự hình thành số phận cũng như muôn mặt của đời sống thường ngày. Thần thoại là nơi đâù tiên để tư duy triết học ra đời và từng bước triết học tách khỏi thần thoại, tự mình tư duy về tự nhiên, đạo đức, về xã hội, về lẽ sống, về chân lý, về con người… Những tinh hoa về toán học, thiên văn học, địa lý, hệ thống đo lường, lịch pháp,…đã xuất hiện do nhu cầu buôn bán, vượt biển đến các nước phương Đông. Vì vậy, các nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp cũng là những người đã nhiều lần đến phương Đông và nhiều vùng đất khác. Như vậy, có thể thấy rằng sự ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại là một tất yếu-đó là kết quả nội sinh của cả một dân tộc, một thời đại. C.Mác viết: "Các nhà triết học không phải những cây nấm mọc trên đất. Họ là sản phẩm của thời đại mình, dân tộc mình mà những tinh lực tinh tế nhất, quý giá nhất và khó nhìn thấy nhất đã được suy tư trong các khái niệm triết học". Triết học Hy Lạp cổ đại phát triển qua 3 thời kỳ sau: - Triết học thời kỳ tiền Xôcrat (thời kỳ sơ khai) - Triết học thời kỳ Xôcrat (thời kỳ cực thịnh) - Triết học thời kỳ Hy Lạp hoá
Có thể coi triết học Hy Lạp cổ đại là đỉnh cao của văn minh Hy Lạp, với các đặc trưng cơ bản sau đây:
Triết học Hy Lạp đã có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái, duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình, vô thần và hữu thần. Toàn bộ nền triết học thế giới sau này cũng dựa trên những nền tảng cơ bản đó. Thế giới quan triết học Hy Lap - La Mã thời cổ đại là sự phong phú và đa dạng của các quan niệm Triết học.
Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã biết gắn bó chặt chẽ triết học với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau để hướng tới việc xây dựng thế giới quan tổng thể, biến triết học thành "khoa học của các khoa học".
Ngoài ra, triết học Hy Lạp cũng rất coi trọng vấn đề con người.
Theo ước tính, vào thế kỉ V TCN, ở thành bang A-ten có khoảng 400000 dân, trong đó đàn ông tự do có quyền công dân chỉ khoảng 30 000 người. Em hãy tính xem có bao nhiêu phần trăm dân số có quyền công dân trong nhà nước dân chủ A-ten.