Dự toán Xây dựng là gì ? Là tài liệu xác định tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công, bao gồm: giá trị dự toán xây lắp, giá trị dự toán mua sắm trang thiết bị, chi phí khác và các chi phí dự phòng
Dự toán Xây dựng là gì ? Là tài liệu xác định tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công, bao gồm: giá trị dự toán xây lắp, giá trị dự toán mua sắm trang thiết bị, chi phí khác và các chi phí dự phòng
Căn cứ tại Khoản 2, Điều 135, Luật Xây dựng năm 2014 và Khoản 2, Điều 11, Nghị định 10/2021/NĐ-CP, nội dung dự toán xây dựng gồm chi phí về xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và dự phòng.
Các khoản mục chi phí này được xác định tương tự như các khoản mục chi phí tương ứng trong nội dung tổng mức đầu tư xây dựng, được trình bày cụ thể trong bài viết Nội dung chi tiết tổng mức đầu tư xây dựng.
Căn cứ tại Khoản 3, Điều 11, Nghị định 10/2021/NĐ-CP, đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư xác định tổng dự toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Tổng dự toán gồm các dự toán xây dựng công trình và chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng tính chung cho cả dự án.
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Dự toán là công việc quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Vậy khái niệm dự toán là gì? Mục đích của việc dự toán cũng như cách thực hiện cho người mới bắt đầu như thế nào? Mời các bạn cùng VRO Group tham khảo trong bài viết dưới đây.
Dự toán (Estimate) được hiểu là việc dự tính các số liệu liên quan đến công việc trong thời gian sắp tới. Việc dự báo được thông qua quá trình tính toán tổng thể các hạng mục nhằm chuẩn bị cho kế hoạch thật chu đáo trước khi bắt tay vào thực hiện công việc.
Cơ sở tính toán sẽ căn cứ vào các tiêu chuẩn, số liệu thực tế đã làm từ trước. Khi đó người thực hiện cần phải có một bảng số liệu cụ thể trong đó thể hiện số lượng, giá trị, thời gian cần thiết để hoàn thành các hạng mục.
Dự toán thường được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng. Việc đầu tiên trước khi khởi công một công trình là lập dự toán hay lập kế hoạch xây dựng cụ thể. Trong giai đoạn chuẩn bị, các nhà đầu tư cần tính toán sơ lược tổng giá trị cần có để thực hiện công trình, việc này dựa trên tiêu chí chuẩn mực, sau đó tiếp tục đưa ra các dự toán cụ thể cho từng hạng mục riêng.
Dự toán là việc làm đầu tiên trước khi khởi công công trình, nó có vai trò như:
Đối với người bắt đầu cần phải hình dung các bước thực hiện dự toán, chi tiết các hạng mục cần, cụ thể:
Để có thể tính toán được số lượng, yêu cầu người thực hiện cần phải biết đọc bản vẽ. Đối với nhiều người không học chuyên ngành xây dựng hay chưa có kinh nghiệm cần tìm hiểu thật kỹ và nắm bắt được ý tưởng thiết kế trên bản vẽ. Còn đối với người vừa đảm nhiệm việc thiết kế vừa tiến hành lập dự toán thì bước này sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
Trong quá trình thực hiện cần lưu ý đến khối lượng chính. Còn đối với những khối lượng nhỏ thì ta có thể đóng góp ý kiến và dần hoàn thiện để quen dần với công việc và làm việc hiệu quả hơn so với những dự án đó.
Bản chất của việc chiết tính đơn giá chính là dự toán khối lượng sau đó nhân với đơn giá. Công việc sau khi định giá được khối lượng chính là cần phải tính thêm cả đơn giá theo 4 số liệu, đó là: Định mức ( mức giá hao phí tối đa để có thể thực hiện một đơn vị nhất định), giá của vật liệu, giá nhân công và giá ca máy.
Đối với người bắt đầu có thể tham khảo bảng dự toán từ những người có kinh nghiệm và làm trước đó. Sau đó xem cách họ áp dụng như thế nào và sau khi đã quen với công việc thì có thể can thiệp một cách sâu hơn.
Đây là công việc rất phức tạp, nó không phải là vấn đề tính toán. Bởi bạn có thể sửa được trực tiếp trên bảng tính của giá vật liệu mà sự phức tạp chính là giá của vật tư. Vậy vật liệu được lấy ở đâu? Làm sao để có thể chấp được mức giá đó?
Để trả lời cho những câu hỏi này bạn có thể tham khảo giá ở Công bố giá liên sở trên các mạng hay tại các địa phương. Hoặc bạn có thể đi khảo sát thực tế tại các cửa hàng, đại lý bên ngoài. Để từ đó đưa ra dự toán giá cho các vật liệu xây dựng.
Sau khi tìm hiểu khái niệm lập dự toán là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu đến nội dung mục đích của việc lập kế hoạch dự toán:
Trước khi đi vào tính toán các hạng mục trong dự toán, bạn cần liệt kê ra các hạng mục cần dự tính, cụ thể:
Để có lập bảng dự toán chi tiết, chính xác, người thực hiện cần có những kĩ năng sau đây:
Điều đầu tiên cần có để thực hiện được dự toán đó là đọc được bản vẽ để có hình dung được công trình. Bên cạnh đó, bạn cần được trang bị các kiến thức chuyên môn về nguyên vật liệu để xây dựng công trình và nắm được các vấn đề tiền lệ trong xây dựng.
Việc có kinh nghiệm hay có những trải nghiệm thực tế sẽ tạo sự thuận lợi khi bạn thực hiện. Bên cạnh đó, bạn có thể tích lũy thêm kiến thức thông qua việc đi thực tế tại công trình, tham khảo thêm các hướng dẫn trên mạng.
Khoản 1, Điều 135, Luật Xây dựng năm 2014 quy định dự toán xây dựng là chi phí cần thiết để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, giá xây dựng.
Bên cạnh đó, Khoản 1, Điều 11, Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ quy định chi tiết hơn về khái niệm dự toán công trình như sau:
"Điều 11. Nội dung dự toán xây dựng công trình
1. Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình được xác định theo thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng."
Từ các quy định trên, có thể hiểu dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công (trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng), yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, giá xây dựng.
Vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật. (quy định tại Khoản 22, Điều 3, Luật Đầu tư công năm 2019).
Khoản 44, Điều 4, Luật Đấu thầu năm 2013 quy định vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.
Dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công là dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về đấu thầu nhưng bao gồm vốn đầu tư công.